Browsing "Older Posts"

Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Bệnh Viêm Khớp Thái Dương Hàm

 Bệnh viêm khớp thái dương hàm là gì?


Viêm khớp thái dương hàm khiến người bệnh khó khăn trong ăn uống và đau nhức khó chịu. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, các chuyên gia sẽ cho người bệnh dùng các loại thuốc cải thiện viêm khớp thái dương hàm khác nhau.


Viêm khớp thái dương hàm là bệnh gì?

Khớp thái dương hàm hay còn gọi là khớp cắn kết nối xương hàm với xương hộp sọ. Hai đầu xương hàm và xương sọ tại vị trí khớp thái dương hàm được bao bọc bởi sụn, ngăn cách một đĩa khớp (còn gọi đĩa hấp thụ) nhỏ ở giữa. Khi khớp thái dương hàm bị tổn thương hay thoái hóa, hai đầu xương và sụn khớp sẽ là hai bộ phận thoái hóa đầu tiên.


Khớp thái dương hàm có chức năng quan trọng nhất trong hệ thống nhai. Do đó, khi có rối loạn hay bị viêm sẽ rất phiền hà. Các cơ khu vực hàm co thắt, sưng đau, khó thực hiện hoạt động mở, đóng miệng, cắn và nhai thức ăn. Đây là chứng bệnh phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 - 50.


Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Bệnh Viêm Khớp Thái Dương Hàm

Viêm khớp thái dương hàm là chứng bệnh ảnh hưởng đến hoạt động nhai


Triệu chứng viêm khớp thái dương hàm

Đặc điểm nổi bật của các cơn đau thái dương hàm có thể lan lên đến tai hoặc lan xuống họng, gây đau đầu hoặc đau khu vực phía trong (đau răng).


Phần lớn người bệnh chỉ đau nhẹ, tự nhiên khỏi, nhưng đôi khi bệnh sẽ phát triển đến giai đoạn hàm dưới thường khó cử động, đau nhiều, liên tục, đặc biệt khi nhai. Thường phải dùng thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm khi xuất hiện triệu chứng này vì gây khó chịu, phiền hà trong ăn uống, nói chuyện.


Có thể tạm chia các triệu chứng đau do viêm khớp thái dương hàm thành các dạng:


  • - Đau ở một hoặc cả hai khớp thái dương hàm: Viêm khớp thái dương hàm gây đau khớp có thể ở một bên hoặc hai bên mặt.


  • - Đau lan đến tai, răng hoặc vùng họng cùng bên: Một số trường hợp viêm khớp thái dương hàm có kèm theo các cơn đau lan  truyền đến răng và thái dương. Cơn đau lan truyền lên đầu, gây chóng mặt. Đặc biệt, viêm khớp thái dương hàm thường kèm theo cảm giác đau khu vực xung quanh tai, ù tai khiến khả năng nghe bị ảnh hưởng. Hoặc lan xuống thành họng cùng bên.


  • - Gây khó nhai hoặc khó nói chuyện: Đau khu vực quai hàm khiến người bệnh há miệng, nhai và nói khó khăn. Đặc biệt là khi cắn một vật gì đó.


  • - Cứng khớp, gây khó khăn cho việc mở hoặc đóng miệng: Rất nhiều bệnh nhân nghe có tiếng lục cục khi nhai và há miệng khó khăn. Lúc này, cơn đau diễn ra thường xuyên hơn và tăng dần cường độ vì một khi đã xuất hiện tiếng kêu lục cục lúc nhai thì cho thấy khớp thái dương hàm đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.


  • - Đau mặt, sưng mất cân đối: Người bệnh thường có cảm giác mỏi mặt, sưng mặt phía bên khớp thái dương hàm bị đau và cơ nhai. Cơn đau kéo dài liên tục làm cho phì đại cơ nhai. Phì đại cơ nhai sẽ làm cho khuôn mặt không đều, một bên phình to (bên khớp bị viêm), một bên bình thường vì thế khuôn mặt của những người bị viêm khớp thái dương hàm thường trở nên mất cân đối.


Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Bệnh Viêm Khớp Thái Dương Hàm

Có thể tóm gọn triệu chứng viêm thái dương hàm điển hình trong 3 chữ: “đau - sưng - cứng” khớp thái dương hàm

 

Nguyên nhân viêm khớp thái dương hàm

Các nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm được phân làm hai nhóm: do bệnh lý và không do bệnh lý. Trong đó, có đến 50% trường hợp bị viêm khớp thái dương hàm là do bệnh lý viêm khớp dạng thấp.


Nguyên nhân không phải bệnh lý

  • - Cơ khớp thái dương hàm làm việc quá sức: Các chuyển động như nhai kẹo cao su, nghiến răng khi ngủ, cắn móng tay, nhai một bên… lặp đi lặp lại thường xuyên tạo áp lực lớn lên khớp thái dương hàm hoặc khiến cơ khớp khu vực này bị quá tải. Viêm khớp thái dương hàm thông thường sẽ là biểu hiện quá tải đầu tiên.


  • - Há miệng quá rộng một cách đột ngột: có thể chỉ gây đau nhức trong vài ngày nhưng nếu làm trật khớp thái dương hàm thì quá trình điều trị sẽ phức tạp hơn. Có thể mất đến vài tháng để điều trị và phục hồi.


  • - Chấn thương do va đập: Tai nạn xe cộ, bị ngã, va chạm mạnh có thể làm khớp thái dương hàm bị viêm, tổn thương, gây sưng đau cho đến khi khớp thái dương hàm khỏe hẳn và hoạt động trở lại bình thường.


  • - Sau khi nhổ răng: cũng có thể làm viêm thái dương hàm, đặc biệt là khi nhổ răng số 7 và 8. Những người có răng mọc lệch, mọc chen chúc làm sai khớp thái dương hàm cũng có nguy cơ gây viêm.


  • - Yếu tố cảm xúc: Lo lắng, mất ngủ, căng thẳng và mệt mỏi thường xuyên gây căng cơ hàm và gây đau thái dương hàm mạn tính.

Nguyên nhân bệnh lý

  • - Nhiễm khuẩn khớp (nhiễm trùng khớp): Nhiễm khuẩn khớp thái dương hàm do các loại vi khuẩn thông thường gây ra, khiến khớp thái dương hàm viêm và đau dữ dội. Các loại vi khuẩn thường gặp là: tụ cầu khuẩn vàng và trắng; liên cầu khuẩn tán huyết anpha, beta và cả không tan huyết, liên cầu khuẩn gram âm; trực khuẩn perfringens, clostridium oedematiens, thoi xoắn khuẩn; Não mô cầu. Đường vào của vi khuẩn trong các loại viêm nhiễm thông thường ở vùng khớp thái dương hàm bao gồm: vết thương ở da, chân lông, tuyến bã nhờn; Từ những ổ nhiễm trùng liên quan đến răng và vùng quanh răng;  những nhiễm trùng sâu trong các cơ quan tổ chức.


  • - Viêm khớp dạng thấp (chiếm 50% bệnh nhân): cụ thể đó là bệnh viêm đa (nhiều) khớp dạng thấp, trong đó có khớp thái dương hàm. Đây là bệnh do hệ miễn dịch “hiểu lầm” các khớp có chứa yếu tố gây hại nên tấn công, gây tổn thương khớp trong thời gian dài và không thể chữa dứt điểm. Bệnh gây cứng khớp kéo dài hơn 30 phút, gây sưng nóng đỏ và đau ở khớp thái dương hàm và nhiều khớp khác (bàn tay, bàn chân, gối…). Đồng thời, viêm khớp thái dương hàm do viêm khớp dạng thấp có thể đi kèm với các triệu sốt, mệt mỏi xanh xao.


  • - Thoái hóa khớp: Điển hình bởi sự thoái hóa, hư hại sụn khớp và các đầu xương tại khớp thái dương hàm. Trường hợp nghiêm trọng có thể thấy hẹp khe khớp, mọc gai hoặc biến đổi cấu trúc… trên các phương tiện chẩn đoán như X-Quang. Thường gặp ở người lớn tuổi (trên 50 tuổi) nhưng không phổ biến so với khớp gối, cột sống lưng và cổ. Bệnh gây đau và cứng khớp thái dương hàm (khoảng 15 phút mỗi sáng) nhưng ít có biểu hiện đỏ và viêm như các loại viêm khớp dạng thấp hay nhiễm khuẩn khớp.


  • - Viêm - thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm: Viêm - thoái hóa thứ phát chỉ tình trạng gây viêm -  thoái hóa do một nguyên nhân khác gây ra (không phải do khớp thái dương hàm tự sưng và viêm). Thường gặp sau chấn thương mạn tính khu vực gần khớp thái dương hàm. Lâu dài làm ảnh hưởng đến khả năng nhai.


Trong những trường hợp viêm khớp thái dương hàm nhẹ, có nguyên nhân rõ ràng chỉ cần sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm thông thường bệnh sẽ khỏi sau năm đến bảy ngày. Các trường hợp còn lại nên khám với bác sĩ răng hàm mặt và trong một số ít nên khám với bác sĩ nội thần kinh để tìm ra đúng nguyên nhân để có thể điều trị dứt điểm bệnh.


Khi xuất hiện các dấu hiệu trên, người bệnh nên đến khám tại các chuyên khoa xương khớp, để các bác sĩ chẩn đoán bệnh tình trạng viêm khớp thái dương hàm và chỉ định nên uống thuốc gì. Với mỗi nguyên nhân gây bệnh khác nhau sẽ dùng các phương pháp điều trị khác nhau.


Tuy nhiên, với bệnh viêm khớp nói chung và viêm khớp thái dương hàm nói riêng, người bệnh cần lưu ý đến các tổn thương tại sụn khớp và các đầu xương (xương sọ và xương hàm). Vì khi khớp bị đau, sụn khớp và các đầu xương tại khớp sẽ là hai bộ phận có khả năng bị thương tổn đầu tiên. Nếu các tổn thương không tự khỏi và tiếp tục kéo dài, các di chứng hư tổn có thể sẽ thể hiện rõ trên X-Quang. Điển hình là hình ảnh khe khớp hẹp dần, mật độ xương giảm, thậm chí bị lệch cả cấu trúc ban đầu của khớp.


Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Bệnh Viêm Khớp Thái Dương Hàm

Có đến 50% những trường hợp bị viêm khớp thái dương hàm là do viêm khớp dạng thấp. Bệnh gây tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn dài hạn, gây ra các cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội không thể điều trị dứt điểm.


Chẩn đoán viêm khớp thái dương hàm

Tùy vào việc thăm khám lâm sàng, xem xét bệnh sử, nguyên nhân trực tiếp gây tổn thương mà các bác sĩ sẽ lựa chọn một hoặc kết hợp các kỹ thuật cận lâm sàng bên dưới để đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.


Siêu âm

Có thể đánh giá được độ dày bao khớp, tụ dịch khớp, ăn mòn xương lồi cầu (đầu tròn được bao bọc bởi sụn khớp).


Chụp X - Quang

Khớp hàm hai bên có dấu hiệu hẹp khe khớp hoặc tăng sáng đậm (do cấu trúc xương bị thay đổi, mật độ xương giảm gây nên hiện tượng “rỗng xương”).


Chụp CT

Có vai trò quan trọng trong việc đánh giá tổn thương xương, lồi cầu ở khu vực hàm.


Chụp MRI

Vai trò khảo sát mô mềm nên đánh giá tốt tổn thương đĩa khớp, trật đĩa khớp.


Xét nghiệm máu

Thường là công thức máu thường quy (thông thường), xem xét bạch cầu đa nhân trung tính, tình trạng máu lắng để đánh giá mức độ tổn thương.


Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Bệnh Viêm Khớp Thái Dương Hàm

Các bác sĩ sẽ tùy vào nguyên nhân gây đau, bệnh sử và triệu chứng lâm sàng của người bệnh mà đưa ra các phương pháp chẩn đoán riêng


Điều trị viêm khớp thái dương hàm

Tùy vào kết quả chẩn đoán nguyên nhân, các bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm khác nhau. Mục tiêu điều trị là ngăn chặn sự diễn biến xấu đi của hàm nhai, kiểm soát cơn đau, duy trì chức năng hàm.


Nhiễm khuẩn khớp

Nếu bị nhiễm khuẩn thì thuốc thường được dùng để chữa trị sẽ là thuốc kháng sinh. Kết hợp với thuốc chống viêm không steroid như aspirin, diclofenac, meloxicam... và hút hoặc chích dẫn lưu rửa sạch mủ (nếu có).


Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp thái dương hàm thường gặp ở những người trên 50 tuổi. Trường hợp này dùng thuốc điều trị triệu chứng (chống viêm) khớp thái dương hàm như trường hợp nhiễm khuẩn khớp. Ngoài ra, có thể kết hợp các thuốc cải thiện thoái hóa khớp tác dụng chậm như glucosamin, chondroitin sulfat hoặc tiêm corticoid (hydrocortison acetat, methyl prednisolon acetat) tại chỗ.


Viêm khớp thái dương hàm

Trong bệnh viêm khớp dạng thấp, khớp thái dương hàm thường là khớp sau cùng bị tổn thương, sau quá trình viêm ở khớp nhỏ (tại bàn tay, bàn chân…). Lúc này, thuốc chữa viêm khớp thái dương hàm sẽ nằm trong phác đồ cải thiện viêm khớp dạng thấp nói chung. Bao gồm thuốc cải thiện triệu chứng như chống viêm không steroid (aspirin, diclofenac...) hoặc chống viêm corticoid (prednisolon, hydrocortison...) đường uống; thuốc cải thiện theo cơ chế (nhóm thuốc chống thấp khớp biến đổi bệnh) như chloroquin, methotrexat, salazopirin, entanercept... thường dùng phối hợp hai, ba thuốc hoặc hơn. Có thể tiêm corticoid trong trường hợp nặng hoặc được chỉ định phẫu thuật nếu có dính khớp làm bệnh nhân không há miệng được.


Viêm - thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm

Bệnh này thường gặp sau chấn thương mạn tính hoặc sau hội chứng rối loạn chức năng khớp thái dương hàm (thường gặp ở nữ giới từ 20 đến 40 tuổi). Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ lựa chọn các biện pháp điều trị khác nhau như dùng liệu pháp tâm lý, cho đeo máng nhai điều trị thái dương hàm, dùng thuốc hay phẫu thuật, cũng có khi sẽ phải phối hợp tất cả các biện pháp trên.


Thuốc cải thiện viêm khớp thái dương hàm thường bao gồm thuốc an thần giải lo âu như diazepam, dogmatil; giãn cơ như mydocalm, myonal; thuốc chống viêm không corticoid như aspirin, diclofenac... đường uống và tiêm Corticoid tiêm tại chỗ khớp. Việc phối hợp cải thiện với các chuyên khoa răng hàm mặt, tâm thần là cần thiết trong trường hợp này.


Sau nhổ răng

Với viêm khớp thái dương hàm sau các chấn thương cấp như nhổ răng khó, đặt nội khí quản, các bác sĩ sẽ cải thiện bằng chống viêm không steroid theo đường uống hay tiêm hoặc chế phẩm dạng gel bôi tại chỗ.


Các biện pháp hỗ trợ cải thiện viêm khớp thái dương hàm tại nhà

Chìa khóa chính trong việc hỗ trợ điều trị viêm khớp thái dương hàm là nghỉ ngơi tại nhà trong giai đoạn bị đau. Đồng thời, xoa bóp để tăng cường lưu thông máu và tập nhẹ nhàng trong giai đoạn cơn đau được kiểm soát.


  • - Nghỉ ngơi hàm và vận động phù hợp: Để khớp thái dương hàm được “nghỉ ngơi” bằng cách ăn thức ăn mềm, ít nhai, ít nói và không nằm để mặt nghiêng sang bên bị bệnh rất tốt cho bệnh nhân viêm khớp thái dương hàm. Trong giai đoạn đầu (giai đoạn bệnh gây đau nhức), người bệnh nên hạn chế cử động khớp. Sau khi kiểm soát được tình trạng bệnh thì cần có bài tập thích hợp để tránh bị hạn chế vận động khớp sau này.


  • - Giảm căng thẳng: Căng thẳng gây căng cơ và tăng đau khớp cho thái dương hàm. Do đó, điều quan trọng trong điều trị là bạn phải giải tỏa được những áp lực, lo lắng trong cuộc sống. Kết quả điều trị sẽ khả quan hơn nếu bạn luôn giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ.


  • - Xoa bóp, massage hàm: Liệu pháp xoa bóp cơ thường được áp dụng trong điều trị viêm khớp thái dương hàm. Cả phương pháp xoa bóp nông (nhẹ nhàng) và sâu (dùng lực nhiều hơn) của phương pháp này đều làm kích thích thần kinh cảm giác ở da và hỗ trợ làm giảm cảm nhận đau ở người bệnh. Xoa bóp sâu có thể hữu ích trong trường hợp phục hồi hoạt động của cơ, hỗ trợ tăng lưu lượng máu đến các mô khớp.


Bước đầu tiên của liệu pháp này là chuẩn bị cho sự hoạt động của các mô ở sâu hơn bằng cách “xoa da”, vuốt ve một cách nhẹ nhàng dọc theo chiều của cơ cắn và cơ thái dương. Bước tiếp theo là “nắn bóp”, nghĩa là làm cho da và các mô bên dưới da chuyển động xoay tròn.


Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Bệnh Viêm Khớp Thái Dương Hàm

Vị trí của cơ cắn và cơ thái dương


Nên đến các trung tâm vật lý trị liệu hoặc các trung tâm y học cổ truyền uy tín để được xoa bóp đúng kỹ thuật. Việc áp dụng bao nhiêu các kiểu xoa bóp, thời gian và chu kỳ thực hiện dài ngắn, nhiều ít như thế nào tốt nhất vẫn nên nghe theo sự chỉ định của bác sĩ vật lý trị liệu.


Sau khi quen với việc tập luyện tại cơ sở, các bác sĩ và lương y có thể sẽ tư vấn các động tác xoa bóp phù hợp, an toàn để bạn tự xoa bóp tại nhà.


Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Bệnh Viêm Khớp Thái Dương Hàm

Dù muốn tự xoa bóp khớp thái dương hàm tại nhà bạn cũng nên đến các trung tâm vật lý trị liệu trước, để được hướng dẫn các xoa bóp đúng nhất
Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022

Thần Dược Cây Bìm Bịp Chữa Nhiều Bệnh

Nguồn Gốc, Tác Dụng, Thần Dược Chữa Nhiều Bệnh Từ Cây Bìm Bịp


Thảo dược Cây Bìm Bịp từ lâu đã được xếp vào top có tác dụng tuyệt vời trong điều trị một số bệnh lý như: ung thư, các bệnh về gan đặc biệt là loại cây chữa xương khớp hiệu quả. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về công dụng của cây dược liệu này. Những thông tin Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chia sẻ dưới đây sẽ giúp quý độc giả có cái nhìn tổng quan hơn về thảo dược này.


Cây bìm bịp là cây gì, mọc ở đâu?

Cây bìm bịp là cây thuộc thân leo, họ Ô rô, có tên khoa học là Clinacanthus nutans. Dược liệu này còn có tên gọi khác là cây xương khỉ, cây cồng không hay cây mảnh cộng.


Một số đặc điểm đặc trưng của cây: Thân và lá màu xanh, hoa màu đỏ, mặt lá hơi nhăn, cuống màu xanh, thường mọc thành bụi. Rau bìm bịp thuôn dài, có cuống ngắn. Quả của cây hình trùy, cuống ngắn, bên trong có chứa 4 hạt. Cây sau khi phơi khô có mùi hắc đặc trưng.


https://www.dongygiatruyentankhang.net/2021/01/thuoc-xuong-khop.html

Hình ảnh cây bìm bịp


Cây bìm bịp mọc hoang trên các vùng lãnh thổ của các quốc gia Châu Á nhiệt đới. Tại Việt Nam, ta thường bắt gặp cây mọc thành từng bụi ở ven đường hoặc được trồng tại vùng nông thôn. Người dân Việt thường sử dụng lá bìm bịp để làm bánh hoặc đồ xôi.


Toàn cây bìm bịp có thể thu hái và sử dụng làm thuốc.


  • Thu hái: Người ta sẽ hái lá, hái ngọn hoặc lấy toàn thân để sơ chế thuốc
  • Chế biến: Dược liệu sau khi thu hái về, rửa sạch loại bỏ bụi bẩn sau đó có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc đem phơi sấy khô đều được.


Phân biệt cây xương khỉ với các loại cây khác

Cây bìm bịp có đặc điểm gần giống với một số cây khác. Điều này khiến người dùng khi mua dược liệu hoặc khi đi thu hái dễ bị nhầm lẫn. Ghi nhớ một số đặc điểm nhận dạng điển hình dưới đây để đưa ra lựa chọn đúng đắn.


https://www.dongygiatruyentankhang.net/2021/01/thuoc-xuong-khop.html

Phân biệt cây bìm bịp và một số cây khác


Phân biệt cây xương khỉ với cây hoàn ngọc


Nhiều người thường bị nhầm cây bìm bịp với cây hoàn ngọc bởi hình dáng của 2 cây này rất giống nhau. Tuy nhiên bạn có thể  phân biệt 2 cây này dựa theo đặc điểm như sau:


  • Hình dáng: Cả thân và lá cây xương khỉ đều có màu xanh thẫm và hoa màu đỏ. Còn cây hoàn ngọc mặt lá dưới màu đỏ, thân cây nhìn kỹ có màu tím, hoa khi nở màu trắng. Đường kính thân cây hoàn ngọc cũng nhỏ hơn cây bìm bịp.
  • Mùi vị: Cây bìm bịp có mùi hơi hắc, cây ngọc hoàn không có mùi vị.


Phân biệt cây xương khỉ với cây dâm bụt nhỏ


Cây dâm bụt nhỏ cũng là cây thường bị nhầm lẫn với cây bìm bịp. Tuy nhiên bạn có thể phân biệt 2 cây này theo các đặc tính sau:


  • Chúng ta thường thấy cây dâm bụt nhỏ mọc ở bụi hoang ven đường hoặc trồng trong vườn nhà. Đây là loại cây có tuổi thọ lâu hơn cây bìm bịp.
  • Đặc biệt lá cây dâm bụt nhỏ và có nhầy thường lớn hơn lá bìm bịp.


Cây bìm bịp trị bệnh gì, cách dùng ra sao?

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Vân Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Y dược học cổ truyền dân tộc cho biết: Theo YHCT, cây bìm bịp là dược liệu có tính mát, quy kinh can đởm, sử dụng mát gan, lợi tiểu, giảm phù nề, giảm đau hiệu quả.


Bên cạnh đó, trong cây bìm bịp có chứa rất nhiều khoáng chất, tanin và các chất như: flavon, glycosid, cerebrosid, glycerol… Đây là những yếu tố tạo nên giá trị tuyệt vời cho dược liệu này trong điều trị bệnh tật. Cụ thể:


Tác dụng của cây bìm bịp trong điều trị bệnh ung thư

Trong Đông y, bài thuốc từ cây bìm bịp hỗ trợ điều trị đẩy lùi ung thư hiệu quả. Các khoáng chất có trong dược liệu có khả năng kìm hãm sự phát triển của một số dòng tế bào gây ra ung thư. Người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc như sau:


  • Bài thuốc 1: Bìm bịp khô lấy 30g, thâm vào 40g cây xạ đen, thêm 750ml nước sắc nhỏ lửa khi cạn còn 250ml thì tắt bếp. Sử dụng khi còn ấm, chia đều uống 3 lần/ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 200g lá bìm bịp tươi sau đó xay nhuyễn. Chắt lấy nước cốt để uống.
  • Bài thuốc 3: Dùng độc vị của bìm bịp khô 100g, thêm 1 lít nước để nấu, sử dụng trong ngày.


Lưu ý: Bài thuốc phù hợp tùy theo từng cơ địa vì vậy bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.


Lá bìm bịp chữa thoái hóa cột sống, đau nhức xương, bóng gân

Bài thuốc sử dụng lá bìm bịp chữa bệnh về xương đã được lưu truyền từ đời cha sang đời con, tính tới nay bài thuốc này vẫn đang được áp dụng cho hiệu quả khả thi. Các khoáng chất có trong cây xương khỉ có khả năng tiêu viêm, giảm sưng đau, hỗ trợ tốt trong việc chữa đau nhức xương, bệnh thoái hóa cột sống. Cách sử dụng cây bìm bịp chữa đau nhức xương khớp như sau:


Bài thuốc đắp: Sử dụng 80g lá bìm bịp tươi, thêm lá ngải cứu tươi, củ sâm đại hành mỗi thứ 50g. Giã nhuyễn các vị thuốc rồi xào nóng với dấm. Để nguội bớt khi sờ thấy âm ấm thì đắp vào vùng xương bị đau. Sử dụng dây băng để cố định. Thực hiện liên tục 5 – 10 ngày trước khi đi ngủ, và sáng mở mắt ra những cơn đau sẽ thuyên giảm.



Cây xương khỉ được chứng minh có tác dụng hỗ trợ điều trị xương khớp


Bài thuốc uống: Lấy dây bìm bịp, đỗ đen rang thơm, dây trâu cổ mỗi thứ 12g; 10g dây tơ hồng; ba kích nhục, cẩu tích, đỗ trọng, đương quy mỗi thứ 12g; thục địa chế, tang ký sinh mỗi thứ 16g đem sắc cùng 1,2 lít nước cho tới khi còn 250ml thì tắt bếp. Chia đều nước ra uống 2 – 3 lần trong ngày sau ăn 30 phút. Sử dụng liên tục từ 5 – 10 ngày. Trong thời gian uống bạn nên kiêng ăn măng để đạt hiệu quả tốt nhất.


Công dụng cây bìm bịp chữa viêm loét hở miệng

Bài thuốc sử dụng viêm loét lở miệng bằng cây bìm bịp được báo Sức khỏe và Đời sống đưa tin. Đây là bài thuốc của lương y Hữu Đức. Cụ thể bài thuốc được thực hiện như sau:


  • Lấy khoảng 60g lá xương khỉ tươi, rửa sạch bằng nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, để ráo nước. Sau đó mang đi xay nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt. Dùng nước ngày ngậm và nuốt từ từ.
  • Kiên trì sử dụng mỗi ngày 2 lần kết hợp với việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối loãng liên tục trong ngày để thấy được hiệu quả.


Cây thuốc bìm bịp hỗ trợ chữa viêm gan, vàng da

Bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da từ cây xương khỉ được thực hiện như sau:


  • Bìm bịp 30g, lá vọng cách 15g, râu ngô 20g, trần bì 15g, sâm đại hành 10g.
  • Đem hỗn hợp sắc cùng 1,5 lít nước cho tới khi trong ấm còn 750ml thì tắt bếp.
  • Chia đều thuốc uống trong ngày, dùng khi còn ấm để thuốc phát huy hết tác dụng.


Ngoài ra cây xương khỉ còn có tác dụng chữa đau sưng mắt bằng cách giã nhuyễn đắp lên mắt vừa giảm đau, vừa giảm sưng.


Cây bìm bịp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác

  • Chữa ho: Rau bìm bịp chứa chất đề kháng mạnh mẽ hoạt động như một kháng sinh tự nhiên có thể chống lại virus gây viêm phế quản. Khi có hiện tượng ho khan, ngứa cổ, đau đầu, bạn sử dụng 8 lá xương khỉ nhai kỹ và nuốt từ từ. Mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tiếng các triệu chứng sẽ thuyên giảm.


Cây mảnh cộng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe


  • Trị đau dạ dày: Dân gian truyền tai nhau về bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày bằng thảo dược này. Bạn chỉ cần lấy lá tươi, đem rửa sạch rồi thêm vài hạt muối, nhai kỹ rồi nuốt. Mỗi ngày nhai từ 4 – 8 lá, chia đều thành 2 lần trước ăn trưa và ăn tối.
  • Chữa tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu: Lấy 9 lá bìm bịp tươi, rửa sạch rồi ăn sống 3 lần/ ngày.
  • Chữa trĩ: Mẹo chữa trĩ bằng lá mảnh cộng rất hay và được nhiều người áp dụng. Giã nát 7 – 10 lá tươi đã được rửa sạch trước đó, sau đó đắp vào vùng trĩ. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần, sau nửa tháng sẽ thấy kết quả.


Sử dụng cây bìm bịp cần lưu ý điều gì?

Tuy là dược liệu an toàn và lành tính, tuy nhiên trong quá trình sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất, người dùng cần ghi nhớ những lưu ý sau đây:


Những người nên dùng cây xương khỉ


  • Người bị viêm dạ dày, viêm họng
  • Những người mắc bệnh lý về gan như: viêm gan, vàng da
  • Người thường xuyên uống bia rượu
  • Người bị đau thấp khớp, chấn thương xương
  • Bệnh nhân đang điều trị ung thư
  • Người bình thường sử dụng dược liệu để giải độc, thanh lọc cơ thể, làm mát gan.


Những người không nên sử dụng cây xương khỉ

  • Người huyết áp thấp không nên sử dụng
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú sẽ bị mẫn cảm với thành phần của cây
  • Người đang điều trị ung thư theo phác đồ trị liệu riêng của bác sĩ
  • Người có cơ thể bị hàn nên hạn chế sử dụng. Nếu thực sự muốn dùng cần được sự đồng ý của bác sĩ nếu không muốn gặp phải phản ứng không đáng có.


Ngoài ra trong suốt quá trình dùng cây bìm bìm bạn không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để không gặp tác dụng phụ gì.

Thế là Đông Y Gia Truyền Tấn Khang đã gửi tới độc giả toàn bộ thông tin về cây bìm bịp cũng như những bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ dược liệu này. Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2022

8 Cây Thuốc Nam Chữa Đau Nhức Xương Khớp Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả bằng cây thuốc nam


Chữa bệnh xương bằng cây thuốc nam

Thay đổi tư thế, sai tư thế, tuổi già hay do té ngã, do các biến chứng bệnh lý liên quan làm cản trở hoặt động của người bệnh đau nhức xương khớp. Bệnh đau nhức xương khớp gây đau nhức khó chịu mà điều trị bằng tây y không thể dứt điểm mà dễ để lại rất nhiều tác dụng phụ. Chính vì thế, các cây thuốc nam chữa đau nhức xương khớp luôn là sự lựa chọn duy nhất của người bệnh đau nhức xương khớp.

Các cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp 


  • 1. Cây Dây Đau Xương:

Bệnh đau nhức xương khớp gây đau nhức khó chịu mà điều trị bằng tây y không thể dứt điểm mà dễ để lại rất nhiều tác dụng phụ. Chính vì thế, các cây thuốc nam chữa đau nhức xương khớp luôn là sự lựa chọn duy nhất của người bệnh

cây dây đau xương

Được nhắc nhiều như chính cái tên của cây luôn được lựa chọn đầu tiên và mách nhỏ khi mắc các bệnh liên quan đau nhức xương khớp. Ngoài điều trị xương khớp có nhiều tác dụng chữa bệnh khác nhưng đặc trị vẫn là đau nhức khớp xương.


Trong các bài thuốc dân gian người ta chủ yếu dùng thân và lá của cây Dây Đau Xương để rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô bảo quản dùng chữa bệnh. Thường thời điểm tốt nhất để thu hái loại cây này là khi thân cây đã già.


Công dụng thường dùng chữa các bệnh của dây đau xương như tê bại, tê thấp, phong thấp, đau xương khớp, tê bại. Chữa đau nhức gân cốt, đau dây thần kinh hông, đau dây thắt lưng, đĩa đệm, đòn ngã tổn thương và để bồi bổ sức khỏe.


  • 2. Cây Cỏ Xước

Bệnh đau nhức xương khớp gây đau nhức khó chịu mà điều trị bằng tây y không thể dứt điểm mà dễ để lại rất nhiều tác dụng phụ. Chính vì thế, các cây thuốc nam chữa đau nhức xương khớp luôn là sự lựa chọn duy nhất của người bệnh

cây cỏ xước

Trong dân gian cây này dường như là một loại cỏ dại, bản thân cây rất khó chạm vào do có bông xước dễ gây đau khi chạm, chính vì thế mà động vật như bò cũng không ăn. Nhưng trong Đông y, Cây Cỏ Xước được dùng toàn cây để làm thuốc nhưng chủ yếu dùng vẫn là dùng rễ. Sau khi thu hái người ta đem rửa sạch, thái nhỏ để dùng tươi hay phơi khô để bảo quản dùng dần.


Công dụng của cây cỏ xước thường được dùng để chữa phong thấp tê mỏi yếu liệt, đau lưng, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, nhức xương, viêm khớp, sưng gối, kinh nguyệt không đều, chân tay co quắp, tiểu tiện không lợi, đái buốt, sốt rét.


Đối với đau nhức, người ta thường sao vàng cùng 1 chút rượu và gừng cùng cây cỏ xước băm nhỏ. Sau đó khi còn ấm nóng sẽ đắp lên vùng bị đau như lưng, khớp sau đó cố định lại từ trên 30 phút sẽ giảm đau rõ rệt.


  • 3. Cây xấu hổ đỏ

Bệnh đau nhức xương khớp gây đau nhức khó chịu mà điều trị bằng tây y không thể dứt điểm mà dễ để lại rất nhiều tác dụng phụ. Chính vì thế, các cây thuốc nam chữa đau nhức xương khớp luôn là sự lựa chọn duy nhất của người bệnh

cây xấu hổ đỏ

Cây xấu hổ hay còn gọi hoa trinh nữ. Cũng thuộc dạng là loại cây mọc hoang, thường mọc ven vêh đường, thân có gai hình móc. Lá kép lông chim chẵn hai lần, động vào là cụp lại. Cây có hoa màu tím đỏ như bông bồ công anh nhưng nhỏ, tụ thành hình đầu trái xoan. Quả giáp kết thành hình ngôi sao, ở phần giữa các quả hẹp lại có lông cứng ở mép. 


Trong Đông Y hay trong các bài thuốc dân gian, cây Xấu Hổ Đỏ là thành phần được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Cây dùng được toàn thân, lá và rễ đều được dùng làm thuốc.


Rễ cây thường được thu hoạch quanh năm, đem về rửa sạch, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô để bảo quản, sau đó dùng để làm thuốc chữa đau nhức xương khớp. Theo dân gian, thảo dược Xấu Hổ Đỏ thường dùng để trị:


Suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm ruột non, viêm gan, Viêm phế quản, Viêm kết mạc cấp, Sỏi đường tiết niệu, Huyết áp cao, Suy nhược thần kinh ở trẻ em và chủ yếu là đắp thuốc điều trị đau nhức xương khớp.


Người bệnh chỉ cần dùng khoảng 15- 25g rễ cây xấu hổ đỏ đem sắc lên để uống. Đối với người đau nhức xương khớp hay người bị chấn thương, viêm mủ da nên dùng lấy lá hoặc rễ cây xấu hổ đem giã nát cùng chút gừng và rượu để đắp lên chỗ đau.


Bài thuốc chữa bệnh nhức xương cụ thể: dùng khoảng 120g rễ xấu hổ đem sao vàng sau đó tẩm rượu 40 độ rồi lại rang cho khô. Nấu với nước khoảng 600ml cô còn 1/3 chia làm 3 lần uống trong ngày. Bài thuốc thường dùng 1 tuần là có hiệu quả.


Chữa đau lưng, chân tay tê bại: dùng 30g rễ xấu hổ đã tẩm rượu rang khô sắc với 400ml nước còn lại cô cạn ¼ chia làm 2 lần uống trong ngày.


  • 4. Cây Huyết Đằng

Bệnh đau nhức xương khớp gây đau nhức khó chịu mà điều trị bằng tây y không thể dứt điểm mà dễ để lại rất nhiều tác dụng phụ. Chính vì thế, các cây thuốc nam chữa đau nhức xương khớp luôn là sự lựa chọn duy nhất của người bệnh

cây huyết đằng

Bộ phận dùng: Trong dân gian chủ yếu dùng thân và rễ của cây để làm thuốc. Thân cây được thu hái về và rửa sạch, chặt nhỏ từng đoạn phơi ráo 5 ngày sau đó lại rửa sạch phơi khô và bảo quản dùng dần.


Tìm hiểu thêm các bài viết về đau nhức xương khớp.


Cây huyết đằng có vị đắng chát, tính bình nên được dùng để thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, khu phong. Dùng nhiều trong tê nhức, xưng đau xương khớp do làm việc quá sức hay do biến chứng gây đau.


  • 5. Cây Lá Lốt

8 Cây Thuốc Nam Chữa Đau Nhức Xương Khớp Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

cây lá lốt

Lá lốt vốn dĩ là loại rau quen thuộc được dùng nheiefu trong các món ăn hằng ngày. Không những thế cây còn là 1 vị thuốc không thể thiếu trong đông y. Rễ của cây lá lốt rất tốt với vị chát tính mát hay dùng để làm giảm đau, như đau răng,….


Toàn cây Lá Lốt đều được dùng làm thuốc, chủ yếu lá và rễ, cây thường được thu hái quanh năm bằng cách phơi khô đoạn khúc nhỏ và phơi khô hoặc sấy dùng dần. Lá Lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống, trị cảm sốt, sưng đau.


Thảo dược này trong Đông y thường dùng để trị đau nhức, cảm lạnh, tê bài, phong hàn thấp, đau lưng, đau gấp ngang lưng, bàn chân tê buốt, sưng đầu gối. Ngoài ra còn là vị thuốc đặc trị thoái hóa. 


  • 6. Đơn châu chấu:

Các bộ phận của cây từ thân, rễ, lá, cây… đều được dùng làm thuốc. Võ rễ – Radix, cortex Radicis, ramulus et Folium Araliae Armatae của thảo dược Đơn Châu Chấu đều được dùng làm thuốc.


Đơn Châu Chấu với tính vị là có vị cay, hơi đắng, tính ấm. Vỏ rễ được dùng để chữa bệnh hay bổ sung có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, khu phong, trừ thấp. Trong rễ có chứa thành phần kháng sinh mạnh, nên thường dùng để tiêu viêm, giải độc. Thân, nhất là lõi thân và lá có tác dụng bổ sức và tiêu độc.


  • 7. Cây dướng

8 Cây Thuốc Nam Chữa Đau Nhức Xương Khớp Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

cây dướng

Nhựa cây dướng được nghiên cứu có thể có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, tiêu sưng. Lá có vị ngọt nhạt, tính hàn dùng để cầm máu, trị đi ngoài phân lỏng. Quả có vị ngọt, tính hàn có tác dụng bổ thận, lợi niệu. Ngoài ra công dụng chính dùng để làm giảm đau nhức cơ xương khớp do thay đổi thời tiết.


  • 8. Xương rồng

8 Cây Thuốc Nam Chữa Đau Nhức Xương Khớp Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

cây xương rồng

Xương rồng được biết đến nhiều trong dân gian với bài thuốc nướng lá xương rồng sau đó đắp lên vùng đau nhức nhất là lưng hiệu quả rất cap. Trong Đông Y cây xương rồng có vị đắng, tính hàn giúp chữa các bệnh thấp khớp, đau nhức, đau lưng, mỏi gối rất hiệu quả.


Chữa bệnh hiệu quả bằng cách dùng cây xương rồng giã dập cùng với muối hột rồi hơ nóng trên bếp than, sau đó dùng khăn mỏng bọc lại đắp lên vùng đang bị đau. Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.


Thứ Hai, 7 tháng 11, 2022

Cách Dùng Lá Ngải Cứu Đắp Vào Lưng Cơn Đau Sẽ Biến Mất

Chữa Đau Lưng Bằng Lá Ngải Cứu


Nỗi ám ảnh của rất nhiều người là bệnh đau lưng bởi không chỉ hại sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng đến công việc. Bạn đừng lo lắng mà hãy dùng lá ngải cứu đắp vào lưng, các cơn đau sẽ biến mất nhanh chóng ngay thôi.


"Sức khỏe là vàng" câu nói luôn luôn đúng mọi thời đại bởi vậy không gì mệt mỏi hơn khi các cơn đau lưng “ghé thăm”. Vì thế khi đau lưng, nhiều người đã tìm đến giải pháp là dùng miếng dán giảm đau hay các loại thuốc chuyên trị đau lưng, đau nhức xương khớp được bày bán trên thị trường. Sau đây Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chia sẻ đến bạn bài viết cách dùng lá ngải cứu chữa đau lưng hiệu quả nhanh chóng mà ít tốn kém nhất.


Hơn hết, mọi người đều không muốn phải phụ thuộc hay lạm dụng thuốc mãi nên cách chữa trị tự nhiên luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Trong đó, dùng lá ngải cứu đắp vào lưng là một trong những cách được tin dùng nhiều nhất. Hãy cùng Đông Y Gia Truyền Tấn Khang tìm hiểu phương pháp này ngay nhé.


1. Vì sao lá ngải cứu có tác dụng giảm đau lưng?


Lá ngải cứu có tác dụng giảm đau lưng

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền), ngải cứu được cho là có vị đắng, mùi thơm, tính ấm. Chúng thường được dùng để điều hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, giảm đau, cầm máu sát trùng.


Lương y Vũ Quốc Trung cũng chia sẻ thêm ngải cứu đặc biệt hiệu quả trong việc trị đau nhức xương khớp, nhất là đau lưng. Bởi chúng sở hữu rất nhiều hoạt chất như: Axit Amin, Flavonoid, Cholin,... có tác dụng kháng viêm, khu trừ phong thấp, kháng khuẩn nên phát huy khả năng giảm đau cực tốt và giúp máu lưu thông ổn định.


2. Cách đắp lá ngải cứu giảm đau lưng

Sau đây là cách chữa đau lưng bằng ngải cứu mà bạn có thể áp dụng. Cách làm như sau.

Nguyên liệu

  • 1 nắm lá ngải cứu tươi (tầm 50 – 70g)
  • 1 nắm muối hột (tầm 50g)
  • 1 túi vải mỏng hoặc 1 miếng vải mỏng

Cách thực hiện


Cách đắp lá ngải cứu giảm đau lưng

Đầu tiên, bạn rửa thật sạch lá ngải cứu và để cho ráo bớt nước. Sau đó, bạn trộn lá ngải cứu đã rửa và muối hột lại với nhau, rồi đem rang ở lửa liu riu đến khi hỗn hợp nóng lên là được (khoảng 10 – 20 phút). Xong thì bạn đổ hỗn hợp vào túi vải mỏng và đắp lên vùng lưng đau trước khi đi ngủ.


Lưu ý: Bạn không nên đắp khi hỗn hợp còn quá nóng để tránh bị bỏng. Đồng thời, hãy kiên trì thực hiện liên tục khoảng 3 – 4 tuần để đạt hiệu quả như mong muốn.


Ngoài ngải cứu, muối hột cũng có tác dụng trị đau lưng hiệu quả. Theo Thạc sĩ – Bác sĩ Đỗ Tân Khoa (Trưởng khoa Khám – Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM), muối chứa nhiều khoáng chất như: Magie, Canxi, Photpho, Natri,… Sau khi rang nóng, chúng sẽ giúp thông kinh mạch, hoạt huyết. Từ đó, làm giảm đau, nhức mỏi hiệu quả.


Do đó, khi kết hợp lá ngải cứu và muối hột sẽ đem lại kết quả giảm đau lưng tốt nhất.


3. Lưu ý khi đắp lá ngải cứu giảm đau

Trước khi thực hiện cách chữa đau lưng bằng ngải cứu, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Để phát huy tối đa công dụng, trước khi đi ngủ, bạn nên đắp ngải cứu trong 30 phút để cơ bắp được thư giãn và nghỉ ngơi hoàn toàn.
  • Không phải đắp ngải cứu càng nóng thì càng giảm đau lưng nhanh hơn. Điều này là sai hoàn toàn bởi dễ dẫn đến bỏng da, thậm chí phải nhập viện điều trị.
  • Lương y Vũ Quốc Trung cho rằng, bạn nên đợi vài phút cho hỗn hợp ngải cứu và muối hột bớt nóng. Nếu khi đắp vẫn quá nóng thì phải bỏ ra đợi thêm nữa đến khi da bạn cảm thấy phù hợp và thoải mái nhất.
  • Các bài thuốc chữa đau lưng từ ngải cứu chỉ đáp ứng tốt với các cơn đau từ nhẹ tới trung bình
  • Kết hợp ăn uống lành mạnh, sinh hoạt nề nếp và dành thời gian cho hoạt động thể chất phù hợp mỗi ngày để tăng cường sức khỏe xương khớp


Lưu ý khi đắp lá ngải cứu giảm đau

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang hy vọng qua những chia sẻ và thông tin về sức khỏe trên, bạn sẽ biết được cách dùng lá ngải cứu đắp trị đau lưng nhé. Biết rằng tuy đắp ngải cứu đem lại nhiều lợi ích nhưng bạn cũng cần phải chú ý khi sử dụng để tránh gây nên những vấn đề ngoài ý muốn nha. 


Tuy nhiên để mang lại kết quả chữa đau lưng cũng như đau nhức xương khớp hiệu quả dài lâu mà lại tiết kiệm thời gian cho bạn Đông Y Gia Truyền Tấn Khang đa nghiên cứu và cho ra sản phẩm thuốc đặc trị xương khớp Tấn Khang an toàn lành tính nhưng hiệu quả trông thấy ngay lần đầu sử dụng. Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.



Thứ Năm, 3 tháng 11, 2022

5 Đối Tượng Cần Lưu Ý Khi Ngâm Chân Mỗi Ngày

 Ngâm chân mỗi ngày tốt cho sức khỏe nhưng đây là 5 đối tượng cần lưu ý


Việc ngâm chân thường xuyên sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, thói quen này lại không nên được duy trì đối với 5 đối tượng sau đây.

Ngâm chân là một thói quen rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên lại có thể gây hại cho cơ thể đối với 5 đối tượng đặc biệt. Vậy 5 đối tượng đó là ai? Hãy cùng Đông Y Gia Truyền Tấn Khang tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!


1. 5 đối tượng cần lưu ý khi ngâm chân mỗi ngày

Trẻ em dưới 12 tuổi

Đối với trẻ em nhỏ hơn 12 tuổi, vòm bàn chân của các bé đang trong giai đoạn dần hình thành, vì thế việc ngâm chân thường xuyên sẽ khiến dây chằng ở lòng bàn chân dễ bị lỏng lẻo, gây bất lợi cho sự hình thành vòm bàn chân và từ đó tăng cao nguy cơ bàn chân bị bẹt.

Trẻ em dưới 12 tuổi không nên ngâm chân mỗi ngày

Bệnh nhân tiểu đường

Ở các bệnh nhân tiểu đường, làn da sẽ tương đối mỏng manh nhưng dây thần kinh bàn chân lại kém nhạy với nhiệt độ ngoài môi trường. Vì thế, họ sẽ khó cảm nhận được nhiệt độ của nước ngâm chân ngay cả khi nước đang rất nóng, từ đó khiến bệnh nhân dễ bị bỏng hay thậm chí là loét, nhiễm trùng và phải cắt tứ chi.

Bệnh nhân tiểu đường không nên ngâm chân mỗi ngày

Người đang mắc bệnh tim

Sau khi ngâm chân trong nước có nhiệt độ cao, các mạch máu của người bị tim mạch sẽ nhanh chóng nở ra, khiến máu lưu thông nhanh hơn và làm tăng áp lực lên tim, từ đó khiến họ dễ chóng mặt do quá trình đưa máu lên não có thể bất ngờ chậm hoặc nhanh hơn bình thường.

Người đang mắc bệnh tim không nên ngâm chân mỗi ngày

Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch

Khi ngâm chân trong với nước nóng, nhiệt độ và lượng máu lưu thông tại bàn chân sẽ tăng cao đột ngột, tuy nhiên tốc độ hồi lưu tĩnh mạch lại không thể thay đổi, từ đó khiến cho hiện trạng tắc nghẽn chi dưới dễ dàng xảy ra và tĩnh mạch càng bị suy giãn nghiêm trọng.

Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch không nên ngâm chân mỗi ngày

Người mắc các bệnh về da chân

Nếu người ngâm chân mắc phải cái bệnh da liễu ở chân như mụn rộp, chàm chân,...thói quen sinh hoạt này sẽ dễ khiến tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát dễ xảy ra, từ đó gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn như loét da, vỡ mủ, nhiễm trùng,...

Người mắc các bệnh về da chân không nên ngâm chân mỗi ngày

2. 3 điều quan trọng cần chú ý khi ngâm chân nước ấm

Thời điểm ngâm chân

Trong khoảng thời gian từ 7 - 11 giờ tối, khí huyết kinh mạch ở gan và thận sẽ tương đối yếu, do đó việc ngâm chân trong nhiệt độ nước nóng vừa đủ có thể giúp tăng cường sự tuần hoàn máu, kích thích quá trình hoạt động của nội tạng, giảm căng thẳng, mệt mỏi cũng như hỗ trợ cho giấc ngủ được ngon và sâu hơn.

Thời điểm ngâm chân thích hợp

Thời gian ngâm chân

Để tránh tác động xấu đến quá trình tuần hoàn máu lên não diễn ra suôn sẻ, bạn chỉ nên ngâm chân trong khoảng thời gian 15 - 30 phút, từ đó khí huyết sẽ được lưu thông đều đặn hơn và trái tim cũng không bị đè nén hay tạo áp lực nặng nề.

Thời gian ngâm chân thích hợp

Nhiệt độ nước ngâm chân thích hợp

Khi ngâm chân, bạn không nên để nước có nhiệt độ quá cao hay quá thấp mà chỉ duy trì ở khoảng 38 - 43 độ C, từ đó giúp phát huy hiệu quả tác dụng ngâm chân cũng như tránh một số biến chứng không tốt như: bề mặt da chân bị tổn thương, lớp sừng ở chân bị khô, mạch máu giãn nở hay không đủ máu để cung cấp cho các cơ quan quan trọng,...

Nhiệt độ nước ngâm chân thích hợp

3. Lợi ích sức khỏe khi ngâm chân

Cải thiện tình trạng mất ngủ

Không chỉ hỗ trợ cơ thể cân bằng âm dương và thúc đẩy tuần hoàn máu, việc ngâm chân trong nước ấm sẽ tác động đến nhiều huyết cũng như đường kinh ở lòng bàn chân, trong đó đặc biệt có huyệt Vĩnh Tuyền là huyệt đạo sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn cũng như sâu hơn.

Ngâm chân giúp cải thiện tình trạng mất ngủ

Giảm cảm lạnh

Vì virus rất nhạy cảm với nhiệt độ, do đó khi ngâm chân thường xuyên trong nước ấm có thể giúp làm suy giảm sự phát triển của virus gây bệnh, từ đó ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh cảm lạnh như ho, sổ mũi,...


Tuy nhiên, phương pháp này không được áp dụng cho người đang bị sốt cao, do nhiệt độ của nước ngâm chân có thể kích thích sự giãn nở tĩnh mạch và khiến bệnh nhân gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngâm chân giúp giảm cảm lạnh

Hỗ trợ khai thông kinh mạch

Vào mùa đông, quá trình tuần hoàn ngoại vi kém hơn thông thường nên nhiều người thường cảm thấy buốt giá ở tay và chân. Để giảm tình trạng này, theo nghiên cứu của các chuyên gia ở đại học Georgia, Mỹ, việc ngâm chân trong nước ấm kèm tinh chất gừng có thể hỗ trợ cải thiện lưu thông máu và đồng thời giúp trị liệu xương khớp rất hiệu quả.

Ngâm chân giúp hỗ trợ khai thông kinh mạch

Hỗ trợ thư giãn

Do có nhiều đường kinh, huyệt đạo và vùng phản xạ dưới lòng bàn chân, khi kết hợp việc ngâm chân với xoa bóp thường xuyên có thể giúp cơ thể lẫn tinh thần được thư giãn, từ đó hỗ trợ giảm stress cũng như cải thiện sức đề kháng tốt hơn.

Hỗ trợ thư giãn giúp khai thông kinh mạch

Trên đây là 5 đối tượng đặc biệt cần lưu ý về thói quen ngâm chân mỗi ngày. Đông Y Gia Truyền Tấn Khang hy vọng với bài viết này của Đông Y Gia Truyền Tấn Khang, bạn đã bỏ túi thêm nhiều thông tin bổ ích để từ đó có thể cải thiện, bảo vệ và phát triển sức khỏe của mình tốt hơn nhé! Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.


Tác giả: Đinh Bá Tường

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2022