10 nguyên nhân mất ngủ, khó ngủ thường gặp nhất đông y gia truyền tấn khang Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020 No Comment


 Nguyên nhân mất ngủ

Nguyên nhân mất ngủ ngày càng gia tăng với các yếu tố bên trong lẫn môi trường bên ngoài. Nhận biết và loại bỏ được nguyên nhân gây mất ngủ sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả hơn.

Nguyên nhân mất ngủ cấp tính

Tiếng ồn từ môi trường xung quanh

Giấc ngủ được chia làm 5 giai đoạn là: Ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ màng. Đối với người bị khó ngủ, rối loạn giấc ngủ  thì ở giai đoạn thứ nhất và thứ hai là dễ bị đánh thức bởi tiếng ồn nhất.
Bệnh nhân mất ngủ thường rất dễ bị tác động với tiếng ồn, nên tiếng ồn nhỏ cũng khiến tỉnh giấc. Tiếng ồn dễ gây tỉnh giấc nhất đó là những tiếng ồn mạnh như: tiếng xoong nồi, tiếng người nótiếng còi xe, tiếng mở, đóng cửa mạnh, …

Chế độ ăn uống không đúng cách

Ăn quá no sẽ khiến dạ dày hoạt động nhiều, bạn luôn trong trạng thái đầy bụng, bí bách. Thời điểm bữa ăn tối nên cách xa it nhất là 3h và không nên ăn vặt vào buổi đêm.
Tuy nhiên, ăn không đủ no hoặc quá ít sẽ khiến bạn khó chịu, cồn cào. Lúc này, bạn có thể uống thêm cốc sữa ấm hoặc ăn vài chiếc bánh quy sẽ tốt cho giấc ngủ.

Chế độ ăn uống không đúng cách

 Sử dụng đồ uống có chứa cồn, caffein
Mối liên quan giữa uống rượu và vấn đề về giấc ngủ được chứng minh qua thử nghiệm. Một nghiên cứu tại Đại học John Hopkins trên 4.970 người trưởng thành đã tham gia.
Trong 3 tháng, họ đã uống trên 4 ly rượu mỗi ngày và họ đã gặp các vấn đề về giấc ngủ. Thực tế, khi con người sử dụng rượi hoặc caffein, các chát kích thích khác vào ban đêm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ, gây rối loạn giấc ngủ sinh lý.

Sử dụng đồ uống có cồn

Xem tivi hoặc các thiết bị điện tử vào đêm khuya

Cuộc khảo sát trực tuyến đánh giá về việc xem truyền hình thường xuyên ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ tại Đại học Michigan.
Người tham gia là 423 người ở độ tuổi trẻ từ 18 – 25 tuổi. Họ xem nhiều tập liên tiếp của cùng một chương trình truyền hình kéo dài liên tục. Kết quả, người xem thường đắm mình trong cốt truyện của nội dung truyền hình tạo sự tương tác sâu, ảnh hưởng đến thời gian phục hồi của não bộ. Từ đó họ khó buồn ngủ và có thể gây mất ngủ.

Xem tivi hoặc các thiết bị điện tử vào đêm khuya

Stress

Nghiên cứu từ Học viện Y học giấc ngủ Mỹ cho thấy căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng mất ngủ. Khi stress kéo dài có thể dẫn đến mất ngủ mạn tính. Vì vậy, trong cuộc sống, việc giải tỏa stress rất quan trọng nếu muốn có một giấc ngủ ngon và sức khỏe tốt.

Stress là nguyên nhân mất ngủ thường gặp nhất hiện nay

 Thiếu vận động hoặc hoạt động thể chất
Một trong những cách tốt nhất để ngủ thiếp đi nhanh hơn và ngủ ngon hơn là tập thể dục thường xuyên (hoặc ít nhất duy trì lối sống tích cực). Ngược lại, khi chúng ta không hoạt động đủ trong ngày, nhu cầu ngủ sâu, phục hồi của chúng ta thấp hơn và kết quả là chúng ta cũng không ngủ được.

Thiếu vận động hoặc hoạt động thể chất

Thay đổi công việc và lịch trình

Như được mô tả trong phần thói quen ngủ kém, khi làm việc khác ca, chúng ta thực sự nhầm lẫn nhịp sinh học bình thường của mình, hoạt động chủ yếu bằng ánh sáng mặt trời. Mặc dù bạn có thể thực hiện vài bước để giảm thiểu các ảnh hưởng, nhưng một nghiên cứu cho thấy lịch công việc thay đổi gây khó khăn cho cơ thể và thường dẫn đến chứng mất ngủ.

Nguyên nhân mất ngủ kéo dài

Độ tuổi

1. Mãn kinh

Các nhà khoa học nhận định phụ nữ thường bị mất ngủ nhiều hơn nam giới. Nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania chỉ ra rằng nguy cơ mất ngủ tăng lên nhiều lần trong thời kỳ mãn kinh.
Những người ở độ tuổi trung niên không những có các biểu hiện khó ngủ mà còn giảm chất lượng giấc ngủ. Giấc ngủ tổng thể vị ảnh hưởng lớn ở độ tuổi này.

2. Tuổi cao

Những người cao tuổi các cơ quan đảm nhận các chức năng của cơ thể có phần suy yếu hơn lúc trưởng thành. Đây cũng là đối tượng dễ mắc các bệnh lý như thoái hóa khớp, huyết áp … gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nhu cầu ngủ ở người cao tuổi thấp hơn người trẻ. Họ có xu hướng thức dậy từ rất sớm và không thể ngủ lại được nữa.

Tuổi cao

3. Tuổi thanh, thiếu niên

Những đối tượng trẻ tuổi thời nay cũng chiếm số đông trong tỷ lệ những người mất ngủ. Do những căng thẳng, stress trong công việc gây áp lực lớn cho người trẻ. Hơn thế, hầu hết, giới trẻ hiện nay phụ thuộc khá nhiều vào các theiets bị điện tử. Do đó, những người trẻ tuổi với những tâm sinh lý chưa ổn định, chưa ý thức được tầm quan trọng của giấc ngủ cũng là 1 nguyên nhân gây mất ngủ ở họ.

Bệnh mắc kèm

  • Đa xơ cứng:
Mối liên hệ giữa bệnh đa xơ cứng và chứng mất ngủ được nghiên cứu bởi các nhà khoa học từ Đại học California. Kết quả cho thấy có tới 70% trong số 2.300 người mắc bệnh đa xơ cứng bị rối loạn giấc ngủ. Bệnh đa xơ cứng khiến bệnh nhân mệt mỏi, làm chức năng của hệ thần kinh suy giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ.
  • Bệnh về đường hô hấp: hen suyễn:
Nghiên cứu từ Đại học Pittsburgh chỉ ra rằng chứng mất ngủ rất phổ biến ở người bị hen suyễn. Kết quả cho thấy 37% đối tượng có vấn đề về hô hấp cũng bị rối loạn giấc ngủ. Do đó, cần điều trị phối hợp bệnh hen suyễn và chứng mất ngủ để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Đột quỵ:
Nghiên cứu bởi các nhà khoa học từ Đại học Surrey cho thấy những bệnh nhân bị đột quỵ cũng có vấn đề về giấc ngủ. Dòng máu cung cấp đến cho não bị giảm haowcj gián đoạn gây ra các tổn thương cho não bộ. Từ đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của con người. Cần có các biện pháp dự phòng đột quỵ sớm nhất có thể.
  • Hệ thống miễn dịch yếu:
Tiến sĩ Eamonn Mallon của Đại học Leicester cho thấy hệ thống miễn dịch có thể là một lý do dẫn đến chứng mất ngủ. Khi sức đề kháng suy giảm, cơ thể dễ mắc bệnh tật, thường gặp như cảm cúm, viêm đường hô hấp…Từ đó sẽ gây cảm giác khó chịu ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
  • Các bệnh lý khác ảnh hưởng đến giấc ngủ: Dị ứng, Viêm khớp, Hen suyễn, COPD, Fibromyalga (Hội chứng đau xơ cơ), Các vấn đề về dạ dày như IBS hoặc trào ngược acid, Các vấn đề về tuyến giáp (ví dụ như hyperthyroidism), Các hội chứng về thần kinh như M.S. hay Parkinsons, Trầm cảm..

Thuốc men

Ngoài nhiều bệnh và chứng rối loạn có thể gây mất ngủ, nhiều loại thuốc có thể gây trở ngại cho giấc ngủ, bao gồm: Thuốc dị ứng, Thuốc có tính hàn (Cold medications), Thuốc trị huyết áp, Thuốc tuyến giáp, Thuốc hen suyễn, Thuốc chống trầm cảm, Thuốc tăng cơ, Thuốc trị mỡ máu, …


Trên đây là tổng hợp 10 nguyên nhân mất ngủ mà bệnh nhân thường gặp nhất. Nguyên nhân gây mất ngủ cấp tính chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, nếu điều chỉnh kịp thời thì bệnh nhân có thể không cần điều trị hay chỉ cần thực hiện các mẹo chữa mất ngủ. Nhưng nếu không có biện pháp điều chỉnh sẽ nhanh chóng chuyển sang mất ngủ kéo dài. Các cách chữa mất ngủ yêu cầu mạnh hơn: Thực phẩm chức năng hay thuốc ngủ.

                                                         Theo: Chuyên Gia Đông Y Gia truyền Tấn Khang
Mình tên: Đinh Bá Tường

Chào mừng bạn đã đến với blog của mình, blog chuyên cung cấp các bài viết bổ ích và miễn phí. Điều đặc biệt ở đây luôn cập nhật các bài viết về sức khỏe, đời sống, ăn uống, sinh hoạt, hoạt đông, thể dục với mục đích có lợi tốt nhất cho sức khỏe của bạn cũng như cộng đồng người Việt Nam.

Trang mạng xã hội: Twitter | Facebook | Google Plus

NHẬN XÉT CỦA BẠN