Nhận biết được các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn.
Các triệu chứng thoái hoá đốt sống cổ mà hầu hết người bệnh phải đối mặt ở giai đoạn khởi phát bệnh có thể kể đến là: nhức mỏi vùng vai gáy, cảm giác tê liệt, cứng cổ…
Vậy, thoái hóa đốt sống cổ là bệnh gì? “Cột sống cổ là một bộ phận quan trọng của cột sống, nối liền phần đầu và thân của con người cũng như các loại động vật, là một ống chứa tủy sống. Cột sống cổ bao gồm 7 đốt sống đầu tiên, gọi là C1, C2…đến C7 với điểm bắt đầu là xương sọ. Các đốt sống ghép lại với nhau tạo nên đường không thẳng có chiều hướng cong ra sau.
Thoái hóa đốt sống cổ là một căn bệnh mãn tính, tiến triển khá chậm nhưng lại khá phổ biến. Bệnh xảy ra khi có hiện tượng viêm cấp độ dày và lắng đọng canxi ở các dây chằng cổ, dẫn đến lối ra của các rẽ dây thần kinh bị thu hẹp lại.
Đối tượng dễ mắc bệnh này thường là người già hoặc người phải làm việc lâu với tư thế không tốt cho đốt sống cổ, cũng có thể là do di truyền và một số lí do khác. Người bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ gặp phải những khó khăn nhất định trong các sinh hoạt thường ngày, sức khỏe giảm sút rõ rệt nếu chẳng may không được sớm chữa trị.”
Do đó, việc tìm hiểu để có thể nhận biết các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ là một việc làm vô cùng cần thiết trong việc ngăn ngừa và sớm phát hiện để việc điều trị bệnh được nhanh chóng và hiệun quả hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết các triệu chứng của bệnh này một cách rõ ràng nhất.
5 triệu chứng thoái hoá đốt sống cổ bệnh nhân thường gặp
Cũng theo lời của bác sĩ Hậu, ở giai đoạn đầu thì bệnh lý này thường có biểu hiệu rất mơ hồ, chỉ đến khi các triệu chứng khởi phát xảy ra thì mới biết được mình đã mắc bệnh. Các triệu chứng có mức độ nhẹ hay nặng tùy theo thể trạng và bệnh tình, có thể diễn biến dần dần hoặc đột ngột.
Nói như vậy không có nghĩa là tất cả người bệnh đều mắc những triệu chứng rõ rệt, vì có những trường hợp bệnh nhân vẫn vận động khớp cổ một cách bình thường. Tuy nhiên, cần lưu ý những triệu chứng sau đây, nếu có, hơn 90% đây là bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
1. Nhức mỏi vùng cổ, vai gáy
Thoái hóa đốt sống sẽ cản trở lối ra của các rễ dây thần kinh dẫn đến tình trạng đau nhức vai gáy, có khi tê liệt quanh vùng cổ, lan xuống vai, gáy. Bệnh nhân sẽ cảm nhận được các cơn đau khi nặng khi nhẹ và khó khăn khi thực hiện động tác xoay cổ. Thực tế cũng ghi nhận một số trường hợp bị đau đầu hay đau quanh hốc mắt.
2. Cảm giác tê bì ở vai và cánh tay
Cảm giác tê bì này thông thường xảy ra ở chân, tay (còn gọi là bệnh tê bì chân tay) do dây thần kinh bị chèn ép mà dẫn đến hậu quả máu không lưu thông được gây tê nhức. Tình trạng này cũng xảy ra ở thoái hóa đốt sống cổ, trở thành một triệu chứng khó bỏ qua. Bệnh nhân sẽ cảm thấy phần vai và cánh tay của mình tê rân rân như bị điện giật, nặng hơn là mất cảm giác ở tay, các cơ trở nên yếu và teo lại. Đây là một trong những hậu quả của thoái hóa đốt sống cổ mà bất cứ ai cũng phải lưu tâm.
3. Đau vùng sau gáy
Sau gáy là vị trí của các đốt sống cổ, vì vậy những cơn đau đến từ vùng sau gáy luôn là triệu chứng dễ thấy khi bệnh thoái hóa đốt sống cổ khởi phát. Mức độ nhứng cơn đau có thể chuyển biến từ nhẹ đến nặng tùy theo tình trạng của người mắc bệnh.
Nếu chủ quan, cho rằng đấy chỉ là những triệu chứng của nhức mỏi thông thường thì sẽ tạo điều kiện cho thoái hóa đốt sống cổ nặng thêm, dẫn đến việc bệnh nhân sẽ bắt đầu gặp những khó khăn khi xoay cổ, có nghĩa là lúc này cổ chỉ có thể hoạt động nghiêng rất nhẹ nhàng, không thể xoay đầu nhiều hoặc xoay ra phía sau được nữa. Thậm chí sẽ có lúc việc đi lại cũng khiến vùng cổ bị đau nhức rất khó chịu.
4. Cổ có dấu hiệu bị cứng
Cũng như các bệnh thoái hóa khớp khác, nếu thoái hóa khớp gối dẫn đến triệu chứng cứng gối mỗi khi ngủ dậy thì thoái hóa khớp cổ cũng sẽ khiến cổ bị tê cứng, không thể cử động được. Lúc này, không chỉ một mà tất cả các hoạt động bình thường, nhẹ nhàng của vùng cổ như nghiêng trái, nghiêng phải, ngửa cổ, cúi đầu..đều thành vấn đề lớn của người bệnh. Tình trạng sẽ giảm bớt sau 15 – 30 phút xoa bóp cổ nhẹ nhàng, nhưng vẫn sẽ lặp đi lặp lại vào những buổi sáng tiếp sau đó.
5. Các biểu hiện khác
Bên cạnh những triệu chứng diễn ra xung quanh vùng cổ thì bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ còn được phát hiện bởi những biểu hiện khác như sau:
Ngáp, nấc cụt, chóng mặt…Nghe có vẻ không liên quan, nhưng thực tế đã cho thấy những bệnh nhân bị tổn thương ở các đốt sống cổ C1, C2, C4 (tức đốt sống cổ số 1, 2, 4) sẽ xuất hiện tình trạng trên.
Mất cân bằng, mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột, điều này đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ bị đại tiểu tiện không kiểm soát. Những triệu chứng này sẽ diễn ra ít thường xuyên nhưng lại là dấu hiệu báo động cho biết bệnh thoái hóa đốt sống cổ đã bắt đầu tiến triển xấu hơn.
Nên làm gì khi có dấu hiệu thoái hoá đốt sống cổ
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ không quá nguy hiểm nếu bệnh nhân không để tình trạng bệnh đã đi đến mức quá nặng, lúc này, bệnh sẽ dẫn đến các biến chứng. Nghiêm trọng nhất là hiện tượng đốt sống cổ bị gãy, trật khớp cổ gây liệt tứ chi. Không như các căn bệnh về xương khớp khác, thoái hóa đốt sống cổ trở nặng thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Vì vậy, nếu đã nhận biết mình mắc bệnh từ những triệu chứng trên, hãy thực hiện theo lời khuyên của các chuyên gia như sau:
- Việc đầu tiên và cũng quan trọng nhất là đi đến bác sỹ uy tín để có thể kịp thời phát hiện cũng như có những chữa trị khoa học nhất. Lưu ý bạn phải theo sát phác đồ trị liệu của bác sỹ và tái khám đúng hẹn, có như vậy bệnh mới mau khỏi.
- Không nên tự ý mua thuốc ở bên ngoài mà phải uống thuốc theo toa bác sỹ cung cấp với liều lượng chính xác.
- Nên nghỉ ngơi nhiều hơn, xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ, vai gáy để máu lưu thông tốt hơn.
- Lưu ý hạn chế cử động mạnh ở cổ, tốt nhất nên để cổ luôn được thẳng. Đồng thời duy trì tư thế có lợi cho cổ trong mọi sinh hoạt thường ngày.
- Có thể thực hiện các bài tập trị liệu cổ theo chỉ dẫn của bác sỹ.
- Tập thể dục thể thao đều độ và đúng cách để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể, giúp các cơ khỏe mạnh. Quan trọng nhất là có thể kiểm soát được trọng lượng của cơ thể, tránh thừa cân, béo phì sẽ gây khó khăn trong điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
- Cuối cùng, vẫn là chế độ ăn uống. Một khẩu phần ăn khoa học, giàu dinh dưỡng, canxi như các loài hải sản có vỏ, cung cấp đủ rau xanh, trái cây và các vitamin giúp xương chắc khỏe hơn. Khi xương đã chắc khỏe, người bệnh sẽ có cơ hội phục hồi rất cao.
Thoái hóa đốt sống cổ là một căn bệnh có thể gây tử vong trong trường hợp xấu nhất, vì vậy bất cứ ai cũng không thể xem thường. Cách tốt nhất chúng ta có thể làm trong việc phòng và chữa bệnh này là “lắng nghe” cơ thể, và khi nhận ra có những triệu chứng ở trên, bạn hãy đến bệnh viện ngay, chần chừ và chủ quan sẽ khiến mọi chuyện tồi tệ hơn.
Chuyên gia xương khớp: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang
NHẬN XÉT CỦA BẠN