Thoái hoá khớp gối nên làm gì để điều trị dứt điểm? đông y gia truyền tấn khang Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020 No Comment


Thoái hóa khớp gối là căn bệnh có tác động không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Bên cạnh chế độ ăn uống, người bị thoái hóa khớp gối cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc để hạn chế cơn đau, kiểm soát triệu chứng của bệnh.

Thoái hoá khớp gối nên làm gì?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương sụn khớp kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù vào lớp sụn đã mất theo thời gian.
Hình ảnh thoái hóa khớp gối ở bệnh nhân.
Hình ảnh thoái hóa khớp gối ở bệnh nhân.
Hiện nay, bệnh thoái hóa khớp đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi do lối sống thụ động, ít vận động cùng chế độ dinh dưỡng không khoa học. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tàn phế suốt đời khi không đi lại được. Vậy người bệnh thoái hóa khớp gối nên và không nên làm gì?

Thoái hoá khớp gối có nên đạp xe?

Theo các chuyên gia, đạp xe là môn thể thao nhẹ nhàng và được tận dụng như một phương pháp trị liệu cho người bệnh thoái hóa khớp gối nói chung.
Tập đạp xe mỗi ngày với việc tuân thủ thời gian, cường độ tập luyện điều độ, phù hợp sẽ giúp bệnh nhân cải thiện khả năng hoạt động của khớp, thúc đẩy tăng cường lưu thông đến hệ thống xương khớp. Do vậy, đạp xe sẽ hỗ trợ quá trình điều trị thoái hóa khớp gối nói riêng và thoái hóa hóa khớp nói chung tiến triển nhanh chóng hơn.
Luyện tập đạp xe với cường độ vừa phải giúp cải thiện tình trạng đau khớp gối.
Luyện tập đạp xe với cường độ vừa phải giúp cải thiện tình trạng đau khớp gối.
Các chuyên gia khuyên bệnh nhân đau khớp gối cũng nên chọn loại xe chuyên dụng để phục hồi chức năng khớp gối. Nếu có thêm ghế tựa lưng thì càng hỗ trợ việc tập luyện an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, khi chạy xe đạp, bệnh nhân cần tuân thủ những lưu ý sau để tránh những hệ lụy xấu vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe:
+ Tập luyện trên những con đường bằng phẳng, tránh chạy xe đại ở các đoạn đường sỏi đá gập ghềnh sẽ gây rung chấn đến làm tổn thương khớp…
+ Khi tập luyện, bệnh nhân nên bảo hộ đầu gối bằng miếng bảo vệ, cách này có thể giảm bớt những áp lực vô tình tác động lên đầu gối.
+ Khi đạp xe nhớ đạp nhẹ nhàng, đi từ từ, không đi nhanh, nên chọn xe có chiều cao vừa phải, phù hợp với chiều cao của bản thân.
+ Lúc mới trong giai đoạn trị bệnh bạn chỉ nên một đoạn đường ngắn khoảng 1km – 2km, sau đó có thể tăng lên hơn một chút.

Thoái hoá khớp gối có nên chơi thể thao?

Thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh chống lại bệnh tật. Thế nhưng người bị thoái hóa khớp gối có nên chơi thể thao không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tùy theo mức độ thoái hóa khớp gối mà chúng ta sẽ lựa chọn phương pháp tập luyện thích hợp. Đặc biệt, việc mắc thoái hóa khớp gối không có nghĩa bạn sẽ phải từ bỏ môn thể thao mình yêu thích cũng như mọi hoạt động thể thao khác. 
Luyện tập thể thao là phương pháp hỗ trợ trị liệu đau khớp gối được y học công nhận.
Luyện tập thể thao là phương pháp hỗ trợ trị liệu đau khớp gối được y học công nhận.
Người bị thoái hóa khớp vẫn có thể tham gia một số hoạt động thể thao. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải lựa chọn được những bộ môn tập luyện thích hợp và có cường độ và thời gian tập luyện vừa phải. Việc tập luyện thể theo không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà đôi khi còn giúp giảm đau cơn nhức, chống lại hiện tượng cơ cứng đầu gối và hạn chế tái phát.
Bên cạnh đó, một điều đáng lưu ý là người bị thoái hóa khớp gối cần dừng mọi hoạt động thể thao cũng như việc vận động khớp gối quá nhiều trong các giai đoạn bệnh đang bùng phát. Nên nghỉ ngơi tuyệt đối vài ngày, sau đó mới tập luyện đi lại nhẹ nhàng để tránh hiện tượng cứng khớp. Chúng ta chỉ nên chơi thể thao lại khi bệnh tình đã được khống chế, các triệu chứng của bệnh đã chấm dứt hoàn toàn.

Thoái hoá khớp gối có nên tập yoga?

Trên thực tế, những bài tập yoga đã được chứng minh là khá hữu ích đối với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối. Tác dụng tích cực của phương pháp này là cải thiện tình trạng cơ cứng khớp, xoa dịu nhanh những cơn đau do tình trạng thoái hóa khớp gối gây ra.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bài tập tỏ ra hữu hiệu đối với chứng đau khớp ở giai đoạn cấp. Sau một thời gian tập luyện yoga, người bệnh sẽ nhận thấy phần khớp được ổn định, mở rộng phần hông, nâng cao khả năng giữ thăng bằng cho khớp gối. Việc thường xuyên tập luyện những bài tập yoga còn giúp tăng cường sự deo dai đối với hệ cơ xương khớp nói chung và khớp gối nói riêng.
Việc luyện yoga thường xuyên sẽ hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả.
Việc luyện yoga thường xuyên sẽ hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả.
Ngoài ra, yoga được coi là một liệu pháp luyện tập có tác dụng tuyệt vời trong việc rèn luyện thể chất lẫn thư giãn tâm trí. Tập yoga có thể giúp đầu óc được thoải mái, giảm căng thẳng stress, giảm đau nên thường được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh mang đến hiệu quả cao.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khi áp dụng các bài tập yoga trong hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp gối, người bệnh cần biết những nguyên tắc cơ bản. Nếu không, việc luyện tập không mang lại hiệu quả như mong muốn mà ngược lại, nó có thể gây ra những chấn thương đáng tiếc hoặc càng làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Thoái hoá khớp gối có nên đi bộ hàng ngày không?

Đi bộ là bộ môn thể dục tốt cho sức khỏe, tạo sự linh hoạt, dẻo dai cho cơ thể. Việc tập thể dục nhẹ nhàng, đúng cách sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị bệnh nhanh chóng đạt hiệu quả. Đặc biệt, việc đi bộ này rất tốt cho người già bởi các động tác được thực hiện chậm rãi, phong thái nhẹ nhàng, đặt ý nghĩ và hơi thở theo động tác của tay chân.
Việc đi bộ giúp xây dựng lại khớp xương, củng cố đôi chân và duy trì cân nặng cho người bị thoái hóa khớp gối.
Việc đi bộ giúp xây dựng lại khớp xương, củng cố đôi chân và duy trì cân nặng cho người bị thoái hóa khớp gối.
Tuy nhiên, để vừa mang lại lợi ích với sức khỏe và vừa không làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh thoái hóa khớp gối, người bệnh nên tập thể dục đúng cách khoa học. Vậy đi bộ như thế nào là đúng cách?
– Lựa chọn giày đi bộ chuyên dụng, ưu tiên giày có kích cỡ phù hợp, thoải mái, đế giày mềm dẻo với bề mặt tiếp xúc có nhiều rãnh nhỏ để tăng độ bám, tránh giày cao gót mũi nhọn.
– Trước mỗi bài tập đi bộ, chúng ta nên có 1 bước khởi động để làm nóng khớp gối. Chúng ta có thể khởi động bằng việc thực hiện những động tác khởi động như căng cơ cẳng chân, duỗi gập gối, xoa bóp gối nhẹ nhàng trong khoảng 5 – 10 phút. Sau khi kết thúc đi bộ, để tránh căng thẳng cho đầu gối, bạn nên vận động đầu gối thật nhẹ nhàng rồi mới ngồi nghỉ.
– Để tránh tình trạng thêm nặng hơn, các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân không được đi quãng đường quá dài với thời gian đi lại không quá 30 phút. Điều này sẽ càng tạo thêm áp lực lên phần khớp đang bị tổn thương và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
– Người bệnh nên đi bộ ở những nơi bằng phẳng để dễ dàng kiểm soát vận động của khớp gối, tránh địa hình trơn trợt hay dốc cao.
Đi bộ là hình thức hoạt động dễ thực hiện nhưng đó không phải là lựa chọn duy nhất. Nếu đầu gối đau không thể đi bộ được, bạn có thể lựa chọn những bộ môn khác như chạy xe đạp, bơi lội hoặc tập dưỡng sinh. Tuy nhiên, trước khi luyện tập cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Thoái hoá khớp gối nên ăn gì?

Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình cải thiện của thoái hóa khớp gối. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bị thoái khớp nên ăn bao gồm:
  • Các loại cá nước lạnh: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích là những thực phẩm có chứa nhiều acid béo omega-3. Đây là một loại chất kháng viêm hiệu quả, người bệnh nên ăn ít nhất 3 bữa cá 1 tuần.
  • Các loại thịt heo, thịt gia cầm được nuôi hữu cơ: Luân phiên trong khẩu phần ăn để chế độ dinh dưỡng thêm đa dạng
  • Nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò, bê cung cấp rất nhiều chondroitin và glucosamine, là những hợp chất tự nhiên cấu thành sụn. Ngoài ra, những món ăn này còn bổ sung cho cơ thể lượng canxi dồi dào, tốt cho hệ xương khớp.
Thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa khớp gối.
Thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa khớp gối.
  • Các chất béo lành mạnh như bơ thực vật, dầu dừa, dầu oliu nguyên chất, các loại hạt. Các chất có trong bơ và đậu nành có khả năng kích thích tế bào sụn sinh sưởng collagen – một thành phần protein chính trong sụn, gân, xương.
  • Thực vật: Các loại ngũ cốc, đậu nành, rau xanh vào bữa ăn hằng ngày là những loại thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa rất tốt.
  • Trái cây: Đu đủ, dứa, chanh, cam chứa nhiều men kháng viêm và vitamin C giúp kháng viêm hiệu quả cũng như tăng cường độ dẻo dai cho các khớp.
Để trị khỏi dứt điểm bệnh thoái hóa khớp hãy nhấn nút đăng ký ở bên dưới nhé.
Mình tên: Đinh Bá Tường

Chào mừng bạn đã đến với blog của mình, blog chuyên cung cấp các bài viết bổ ích và miễn phí. Điều đặc biệt ở đây luôn cập nhật các bài viết về sức khỏe, đời sống, ăn uống, sinh hoạt, hoạt đông, thể dục với mục đích có lợi tốt nhất cho sức khỏe của bạn cũng như cộng đồng người Việt Nam.

Trang mạng xã hội: Twitter | Facebook | Google Plus

NHẬN XÉT CỦA BẠN