Viêm khớp nhiễm khuẩn: những điều bạn cần biết đông y gia truyền tấn khang Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020 No Comment


Viêm khớp nhiễm khuẩn là một trong những bệnh về khớp nguy hiểm. Việc hiểu biết về viêm khớp nhiễm khuẩn là điều quan trọng giúp bạn dễ dàng điều trị bệnh hơn. Hãy cùng tìm hiểu rõ nét hơn căn bệnh về khớp nguy hiểm này nhé!


1. Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì?

Viêm khớp nhiễm khuẩn là loại viêm khớp do vi khuẩn gây nên. Thông thường khớp được bôi trơn bởi một chất dịch lỏng được gọi là dịch khớp. Nhiễm trùng thường bắt đầu ở một bộ phận khác của cơ thể và lan truyền qua máu đến mô khớp, làm xuất hiện các vi khuẩn ở dịch khớp.
Viêm khớp nhiễm khuẩn: những điều bạn cần biết
Khi vi khuẩn xuất hiện trong dịch khớp, nó có thể nhanh chóng nhân lên và gây nhiễm trùng. Vi khuẩn thường di chuyển đến khớp bằng các đường:
  • Đường máu: đây là con đường phổ biến nhất, đặc biệt ở trẻ em. Khi bạn nhiễm trùng ở một bộ phận khác của cơ thể, vi khuẩn sẽ lây lan đến khớp xương. Kể cả khi bạn khỏe mạnh vi khuẩn cũng có thể xâm nhập từ mũi và ruột đi vào máu.
  • Chấn thương: vi khuẩn có thể đi đến khớp thông qua những vết thương hở.
  • Phẫu thuật: khi có sai sót xảy ra trong phẫu thuật, bạn có thể bị nhiễm trùng và từ đó vi khuẩn xuất hiện ở khớp.

2. Các khớp thường bị ảnh hưởng khi bị viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn thường chỉ ảnh hưởng tới một khớp duy nhất nhưng đôi khi cũng xảy ra trường hợp lây lan đến nhiều khớp cùng một lúc. Các khớp thường bị viêm là các khớp lớn như đầu gối chiếm khoảng 50% các trường hợp, viêm khớp nhiễm khuẩn ở hông chiếm khoảng 20%. Còn lại là vai, cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân. Các khớp bị ảnh hưởng tùy thuộc vào vi khuẩn gây nhiễm trùng và các yếu tố cá nhân của người bệnh.
Viêm khớp nhiễm khuẩn: những điều bạn cần biết

3. Triệu chứng khi bị viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn thường gây đau, sưng, đỏ và cảm giác rát ở các khớp. Những triệu chứng này có xu hướng phát triển nhanh chóng trong vài giờ hoặc vài ngày. Bạn có thể gặp khó khăn khi di chuyển khớp bị tổn thương và một số người cũng gặp triệu chứng nhịp tim nhanh, ớn lạnh, mệt mỏi, sốt, nôn mửa, nhức đầu và đau họng.
Viêm khớp nhiễm khuẩn: những điều bạn cần biết
Ở hầu hết các trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn, các triệu chứng thường xảy ra nhanh và đột ngột. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bạn sẽ bị sốt nhẹ và cảm giác đau từ nhẹ cho đến mãnh liệt. Nếu bạn bị viêm khớp nhiễm khuẩn do vi khuẩn lao (bệnh lao), các triệu chứng thường phát triển chậm hơn.

4. Nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn

Màng đệm khớp (synovium) của bạn có nhiều hạn chế trong việc bảo vệ khớp khỏi nhiễm trùng. Một khi xuất hiện vi khuẩn, áp lực tăng lên và lưu lượng máu giảm khiến cho khớp dễ bị viêm nhanh chóng.
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn do vi khuẩn Staphylococcus (Staph) gây ra là phổ biến nhất. Vi khuẩn thường do nhiễm trùng da, nhiễm trùng tiết niệu…lan truyền qua máu đến khớp của bạn. Có một số ít trường hợp do phẫu thuật.
Viêm khớp nhiễm khuẩn: những điều bạn cần biết
  • Ngoài ra còn một số vi khuẩn khác cũng có nguy cơ cao gây ra viêm khớp nhiễm khuẩn. Chẳng hạn như Haemophilus influenza, E.coli, Pseudomonas, Neisseria gonorrhoeae, Salmonella, Mycobacterium tuberculosis, spirochete…
  • Virus có thể gây viêm khớp nhiễm khuẩn bao gồm: virus viêm gan A, B và C, parvovirus B19, HIV/AIDS, HTLV-1, adenovirus, Coxsackieviruses, quai bị và Ebola. Nấm gây viêm khớp nhiễm khuẩn bao gồm: Histoplasma, Coccidioides và Blastomyces.
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn thường không lây. Nhưng những vi khuẩn gây viêm khớp nhiễm khuẩn có thể truyền từ người sang người bao gồm: Neisseria gonorrhoeae, Mycobacterium tuberculosis và virus HIV.

5. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn: những điều bạn cần biết
Ngoài vi khuẩn và virus, những yếu tố khác cũng khiến bạn có nguy cơ cao bị mắc viêm khớp nhiễm khuẩn. Bạn càng có nhiều yếu tố dưới đây thì nguy cơ mắc viêm khớp nhiễm khuẩn càng cao hơn:
  • Mắc các bệnh về khớp: viêm xương khớp (do hao mòn), viêm khớp dạng thấp hoặc Lupus.
  • Phẫu thuật khớp
  • Dùng thuốc chống viêm khớp dạng thấp: những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao bị viêm khớp nhiễm khuẩn. Do dùng thuốc chữa bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Do đó, khả năng miễn dịch của bạn trở nên kém và dễ bị nhiễm trùng.
  • Da dễ bị tổn thương: da dễ bị tổn thương và lâu lành có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
  • Những người mắc các bệnh về da như vẩy nến và eczema thường có nguy cơ cao bị viêm khớp nhiễm khuẩn và nhiễm trùng da. Những người thường xuyên tiêm chích ma túy cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng ở chỗ tiêm.
  • Hệ miễn dịch yếu: những người có hệ miễn dịch yếu thường có nguy cơ cao mắc viêm khớp nhiễm khuẩn. Thông thường là những người mắc các bệnh như tiểu đường, thận và gan hoặc những người sử dụng thuốc tác động tới hệ thống miễn dịch.
  • Chấn thương: việc bị động vật cắn làm rách da hay tác động đến khớp có thể khiến bạn có nguy cơ bị viêm khớp nhiễm khuẩn cao hơn.

6. Biến chứng của viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn khác với các loại viêm khớp khác, không thể kéo dài thời gian điều trị ngay từ khi bắt đầu. Đây là trường hợp cần sự chăm sóc y tế khẩn cấp. Nếu có thể loại bỏ nhanh chóng vết nhiễm trùng, sử dụng kháng sinh thích hợp có hiệu quả ngay thì có thể bảo toàn khớp. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời, viêm khớp nhiễm khuẩn nặng, có thể dẫn tới thoái hóa khớp hoặc tổn thương vĩnh viễn.
Viêm khớp nhiễm khuẩn: những điều bạn cần biết

7. Điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể được điều trị bằng kháng sinh và hút dịch khớp là phổ biến nhất! Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh tiêm tĩnh mạch khi điều trị ở bệnh viện. Việc lựa chọn kháng sinh có thể phụ thuộc vào kết quả kiểm tra từ dịch khớp. Tuy nhiên, trước đó bác sĩ sẽ lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm để ức chế các tác nhân gây bệnh. Đôi khi điều trị có thể sử dụng kết hợp các kháng sinh. Kháng sinh có thể được sử dụng trong bốn đến sáu tuần.
Viêm khớp nhiễm khuẩn: những điều bạn cần biết
Loại bỏ viêm nhiễm từ chất dịch khớp sẽ được thực hiện thông qua thủ thuật hút dịch khớp. Nếu hút dịch khớp không thành công và hiệu quả, nội soi rửa nhiễm trùng sẽ được thực hiện.
Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể mắc ở bất kì độ tuổi nào và tất cả mọi người đều cần có sự hiểu biết về căn bệnh nguy hiểm này. Khi bạn bị tổn thương khớp hoặc da, điều quan trọng là cần chăm sóc y tế ngay lập tức. Điều này sẽ giúp bạn tránh bị nhiễm trùng để ngăn ngừa nguy cơ phát triển thành viêm khớp nhiễm khuẩn.
                                         theo: Chuyên Gia Đông Y Gia Truyền Tấn Khang
Mình tên: Đinh Bá Tường

Chào mừng bạn đã đến với blog của mình, blog chuyên cung cấp các bài viết bổ ích và miễn phí. Điều đặc biệt ở đây luôn cập nhật các bài viết về sức khỏe, đời sống, ăn uống, sinh hoạt, hoạt đông, thể dục với mục đích có lợi tốt nhất cho sức khỏe của bạn cũng như cộng đồng người Việt Nam.

Trang mạng xã hội: Twitter | Facebook | Google Plus

NHẬN XÉT CỦA BẠN