bệnh tổ đỉa, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị tận gốc đông y gia truyền tấn khang Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020 No Comment



Bệnh tổ đỉa là một trong những bệnh viêm da gây ám ảnh với ai mắc phải. Bởi lẽ, căn bệnh da liễu này không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà thường có xu hướng khởi phát đột ngột rồi tiến triển dai dẳng, khó chữa trị. Người bệnh cần hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu để biết cách phòng tránh và điều trị hiệu quả.



Bệnh tổ đỉa là gì?

Khái niệm: Bệnh tổ đỉa (hay eczema bàn tay, bàn chân) có tên khoa học là Dysidrose hoặc Pompholyx. Đây là một bệnh về viêm da, một thể đặc biệt của bệnh chàm (eczema). Bệnh tổ đỉa được một bác sĩ da liễu người Anh là William Tilbury Fox mô tả lần đầu tiên vào năm 1873. Bệnh đặc trưng bởi các đám mụn nước rất ngứa mọc trong lòng bàn tay, dưới lòng bàn chân.

Các mụn nước này thường mọc sâu và chìm khảm luôn vào lớp thượng bì của da, khiến vùng da bệnh bị nổi lên gồ ghề. Chúng có thể mọc rải rác hoặc mọc thành cụm, thành đám và thường tái đi tái lại dai dẳng sau khi đã lành sau hơn 3 tuần khu trú trên bề mặt da.








Hình ảnh bệnh tổ đỉa

Có một điểm đặc trưng của đám mụn nước tổ đỉa đó là chúng thường sẽ xẹp đi và teo lại chứ không tự vỡ. Khi quan sát có thể thấy đám mụn nước có màu hơi vàng, ngà ngà của da và khi chúng bong thì sẽ làm lộ ra nền da ở dưới có màu hồng. Mụn nước tổ đỉa thường có hình đa cung hoặc hình tròn, thường có viền vảy ở xung quanh.
Bệnh tổ đỉa có xu hướng tiến triển dai dẳng, tái phát theo chu kỳ tuần trăng, phát triển thành bệnh mãn tính trong nhiều tháng hay nhiều năm. Bệnh có xu hướng tiến triển theo mùa, bùng phát mạnh mẽ vào mùa xuân hạ và đỡ hơn vào mùa đông.
Khi mắc bệnh này, nếu không được điều trị đúng, khiến bệnh phát triển mạnh hơn thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và lao động.

Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ, tổ đỉa không phải là một bệnh truyền nhiễm. Vì thế, bệnh này không gây lây lan từ người sang người qua tiếp xúc da hoặc bất cứ một con đường lây nhiễm nào khác.
Tuy nhiên, trên thực tế thì nhiều người bệnh tổ đỉa vẫn hay phải chịu đựng sự xa lánh, kỳ thị của mọi người xung quanh. Điều này vô hình chung sẽ tạo ra các áp lực về tâm lý cho người bệnh.
Bên cạnh đó, người bị bệnh tổ đỉa cần được điều trị sớm để tăng khả năng chữa khỏi, đồng thời tránh những tổn thương lan rộng cùng những biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm khuẩn thứ phát gây nổi hạch và sốt cao, bội nhiễm gây mụn mủ và vảy tiết, viêm mạch bạch huyết hoặc viêm mô tế bào, loạn dưỡng móng, móng sần sùi và dễ gãy…

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Hiện nay, nguyên nhân và cơ chế chính xác gây tổ đỉa vẫn chưa được khoa học tìm ra. Tuy vậy, trên một số nghiên cứu về miễn dịch học thì cũng chỉ ra rằng căn nguyên của bệnh phần nhiều đến từ việc người bệnh có cơ địa dễ dị ứng, giống như nguyên nhân của bệnh hắc lào. Điều này được thể hiện qua tỷ lệ hơn 50% người bệnh tổ đỉa có yếu tố từ tiền sử cá nhân hoặc người trong gia đình bị dị ứng.








Các tác nhân chính gây bệnh tổ đỉa

Ngoài ra, có thể kể đến một số nguyên nhân được cho là gây ra bệnh tổ đỉa là:
Tiền sử cá nhân hoặc trong gia đình từng mắc các bệnh về dị ứng như bệnh hen suyễn, bệnh mày đay hay bệnh viêm mũi dị ứng…
  • Do người bệnh bị rối loạn thần kinh giao cảm hoặc làm việc trong điều kiện nóng ẩm liên tục khiến điều kiện da bị tăng tiết mồ hôi tại tay và chân.
  • Do người bị dị ứng với nấm kẽ chân cũng dễ bị bệnh tổ đỉa.
  • Cơ thể người bệnh phản ứng với các dị nguyên như: Đồ mạ có niken, crom, cobalt, hóa chất trong mỹ phẩm, nước hoa…
  • Người bệnh sinh sống và làm việc lâu trong môi trường có chất tẩy rửa hoặc hóa chất khiến cho vùng da bị kích thích và gây nổi mụn nước.
  • Người sống trong môi trường ô nhiễm không khí, bụi bẩn, khói thuốc, phấn hoa…thì tỷ lệ mắc bệnh tổ đỉa cao hơn bình thường.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc tây trong điều trị lâu dài.
  • Người bệnh dị ứng với một số loại thức ăn dễ dị ứng như tôm, cua, ghẹ, ốc, trứng, đậu phộng, đậu nành…
  • Sử dụng lâu dài nguồn nước bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho các tác nhân xấu tấn công và gây.

Dấu hiệu bệnh tổ đỉa

Dấu hiệu quan trọng nhất của bệnh tổ đỉa là các đám mụn nước nằm sâu dưới da, sinh ra do tình trạng da bị tổn thương viêm. Một số đặc điểm nhận dạng là:
  • Các mụn nước thường có kích thước rất nhỏ, chỉ từ 1-3mm. Trước khi nổi mụn nước thì người bệnh sẽ thường bị ngứa, rát, tăng tiết mồ hôi tại vùng da bệnh.
  • Mụn nước có màu đục, dày sừng màu vàng, nằm sâu dưới da, có thể nhô cao hơn một chút so với bề mặt da hoặc có chiều cao bằng với bề mặt da. Đặc điểm này của mụn nước tổ đỉa khiến chúng được bảo vệ tối đa, khó vỡ hơn dù chịu ma sát, va chạm đáng kể trong quá trình người bệnh vận động.
  • Các mụn nước con có thể kết hợp với nhau thành một mụn nước to sau một thời gian bệnh tổ đỉa xuất hiện.
  • Mụn nước thường xuất hiện tại tay và chân, với 90% trường hợp phát bệnh tại lòng bàn tay hoặc các rìa ngón tay hoặc cũng có thể mọc ở cả 2 vị trí. Các tổn thương trên da thường đối xứng nhau và tổ đỉa không bao giờ mọc cao quá cổ tay hay cổ chân.
  • Khi gãi mạnh hoặc lấy kim chọc dịch khiến cho mụn nước của bệnh tổ đỉa bị vỡ ra, chúng sẽ giải phóng lượng dịch viêm bên trong (huyết thanh) ra bên ngoài bề mặt da. Bề mặt da tiếp xúc với các dịch này sẽ dần trở lên khô, cứng và nứt nếu người bệnh cử động mạnh. Khi da bị nứt, chúng sẽ gây đau đớn và làm mất tính thẩm mỹ, khó chữa lành trong thời gian ngắn. Vùng da khô cũng có thể đóng vảy.
  • Mụn nước tổ đỉa có thể gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, hoặc gây cảm giác đau nhức cho người bệnh, hoặc cũng có khi không gây ra bất cứ cảm giác gì cả. Tuy nhiên, người bệnh sẽ cảm thấy rất bứt rứt nếu vùng da bị tổ đỉa tiếp xúc với nước, xà phòng hoặc các chất kích thích khác.
  • Một số trường hợp, người bệnh tổ đỉa còn có thể bị mọc các bóng nước trong lòng bàn tay hoặc ngay trên các ngón tay, đi kèm với triệu chứng của hạch bạch huyết sưng. Trường hợp này, người bệnh sẽ phải chịu đựng các cơn ngứa ran tại vùng cẳng tay, đồng thời với việc mọc các nốt hạch trong nách.Một số người bệnh tổ đỉa có thể có các triệu chứng xuất hiện trên móng tay hay móng chân như: Móng tay – chân màu vàng đục, móng tay – chân có hình dạng bất thường…

Phân loại và chẩn đoán bệnh tổ đỉa

Phân loại bệnh

Bệnh tổ đỉa được phân chia thành 4 thể là:
  • Bệnh tổ đỉa thể giản đơn: Có các triệu chứng điển hình của bệnh như đã mô tả.
  • Bệnh tổ đỉa thể nhiễm khuẩn: Có xuất hiện các nốt mụn mủ do tình trạng viêm do nhiễm khuẩn.
  • Bệnh tổ đỉa thể bọng nước: Đặc trưng bởi việc xuất hiện các bọng nước to với kích thước có thể bằng hạt ngô hoặc hạt đậu. Thể này thường có nguyên nhân xuất phát từ tình trạng bị dị ứng với hóa chất.

  • Bệnh tổ đỉa thể khô: Đây là loại tổ đủa không xuất hiện các mụn nước nhưng đặc trưng  bởi các đám đa bị khô, có màu đỏ, có viền chóc vảy, khiến người bệnh rất ngứa rát và có xu hướng bùng phát nặng vào mùa xuân.



                                                                Những vị trí trên cơ thể dễ bị tổ đỉa


  • Cách chẩn đoán bệnh tổ đỉa

    Để chẩn đoán bệnh tổ đỉa, cần dựa trên các yếu tố lâm sàng như sau:
    • Vị trí phát bệnh: Có mụn nước khu trú tại lòng bàn tay hoặc hoàng bàn chân hay không?
    • Có xuất hiện các đám mụn nước sâu, mọc chìm dưới da hay không? Mụn nước có thể mọc rải rác hoặc mọc thành cụm.
    Ngoài ra, cần chẩn đoán phân biệt bệnh tổ đỉa với những bệnh tương tự như:
    • Bệnh eczema (chàm): Tổn thương da, mụn nước thường xuất hiện tại khu vực bàn tay (mu bàn tay) với các nốt mụn nước nông, mọc kín trên bề mặt da bị bệnh và thường tự vỡ, chảy dịch gây nhiễm cộm hoặc gây ra tình trạng liken hóa.
    • Bệnh nấm kẽ hoặc bệnh nấm da gây ra do Trichophyton rubrum: Nếu tổn thương bùng phát tại lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân rất giống với bệnh tổ đỉa có mụn nước với bờ viền hoặc vùng bờ viền bị đứt quãng, không rõ ràng. Tuy nhiên cần phân biệt dựa trên đặc điểm có xuất hiện nấm hay không qua xét nghiệm.

    Cách phòng ngừa bệnh tổ đỉa

    Để phòng ngừa bệnh tổ đỉa và phòng chống bệnh tái phát (trường hợp đã từng điều trị khỏi) thì người bệnh cần lưu ý một số điều sau trong sinh hoạt và ăn uống:
    • Người bệnh cần hạn chế với việc tiếp xúc với các loại hóa chất, chất tẩy rửa. Với những người từng bị tổ đỉa thì khi tiếp xúc với các tác nhân này sẽ khiến cho tổn thương da do bệnh càng trở lên nghiêm trọng hơn hoặc tái mắc tổ đỉa ở thể nặng hơn.
    • Để đảm bảo vùng da bị tổ đỉa không tiếp xúc với hóa chất và xà phòng tẩy rửa thì người bệnh nên đeo bao tay khi giặt quần áo hay rửa chén bát. Ngoài ra, cần lựa chọn sử dụng những loại dầu gội đầu và sữa tắm có độ PH trung tính, ít hương liệu, phụ gia và chất hóa học. Bởi các loại sữa tắm nhiều kiềm cũng dễ làm da bị kích ứng gây làm tăng khả năng bị bệnh tổ đỉa.
    • Ra ngoài cần bảo vệ da bằng cách mặc ấm (trong những hôm trời giá lạnh), mặc quần áo dài tay để tránh tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa hay bụi bẩn, sử dụng khẩu trang rộng, dày.
    • Để ý xem mùa nào trong năm mình dễ có xu hướng mắc bệnh nhất để có phương án đối phó hợp lý nhất.
    • Trong ăn uống cần chú ý nên sử dụng những thực phẩm giàu vitamin A, C; uống nhiều nước lọc, nước hoa quả. Kiêng ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng, trứng, đậu nành, đậu phộng,…

    Các cách chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả

    Mục đích của việc điều trị bệnh tổ đỉa là hướng đến việc làm cho vùng da bị bệnh lành lại như bình thường. Tuy nhiên, việc điều trị còn khó khăn và thường dai dẳng nếu như người bệnh tiếp xúc với những yếu tố gây thúc đẩy bệnh tái phát lại như: Các hóa chất trong sinh hoạt hoặc gặp trong môi trường sống (điển hình là xà phòng thơm, chất tẩy rửa, nước rửa chén bát, xà phòng giặt, vôi, xi măng, dầu mỡ, xăng…) và một số loại thuốc kháng sinh.
    Ngoài ra, bệnh tổ đỉa còn khó chữa hơn nếu có đồng thời cả hai yếu tố dị ứng và nhiễm khuẩn xuất hiện cùng một lúc.

    Sử dụng các loại dược phẩm trong Tây y

    Tùy vào tình hình cụ thể của bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định cho dùng các loại thuốc lâm sàng có tác dụng chống nhiễm khuẩn, nấm, các loại thuốc chống dị ứng (dùng toàn thân hoặc dùng tại chỗ trên một vùng da). Trong đó:
    • Thuốc chống nhiễm khuẩn: Thường là các loại thuốc có tính kháng sinh và sẽ được bác sĩ chỉ định theo thể bệnh và tình trạng bệnh tổ đỉa. (thường là dùng khi có bội nhiễm vi khuẩn). Thuốc này có thể ở dạng kem bôi ngoài da hoặc thuốc uống, dùng theo liều lượng cho phép.
    • Thuốc chống nấm: Thường ở dạng kem bôi, một số dùng qua đường uống. Điển hình như: Clotrimazole, ketoconazol.
    • Thuốc chống dị ứng: Thuốc kháng histamin hoặc dùng nhóm chứa corticoid, điển hình một số loại như chlopheniramine, loratadin hoặc cetirizine.
    Lưu ý: Các thuốc trên, đặc biệt là nhóm thuốc chống dị ứng chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ và người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

    Điều trị bệnh tổ đỉa tại chỗ

    Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tổ đỉa điều trị tại chỗ bằng cách:
    • Ngâm rửa vùng da tay, chân bị tổn thương trong dung dịch thuốc tím pha loãng theo tỷ lệ hướng dẫn.
    • Chấm BSI 1-3% vào vùng có mụn nước đơn thuần.
    • Bôi thuốc chống nhiễm khuẩn (milian hoặc eosine) trong trường hợp tổ đỉa bị nhiễm khuẩn mọc mủ hoặc mọc bóng nước to. Trường hợp này cần phải chích vỡ ổ mủ/bóng nước, vệ sinh sạch sẽ rồi mới bôi thuốc. Lưu ý: Người bệnh không tự ý làm thủ thuật này vì rất dễ nhiễm khuẩn. Việc này nên được tiến hành bởi các nhân viên y tế với đầy đủ thuốc sát trùng và thuốc bôi đặc hiệu.
    • Chiếu tia tử ngoại tại chỗ.

    Mẹo dân gian trị tổ đỉa

    Ngoài các biện pháp điều trị nêu trên, người bệnh tổ đỉa cũng có thể áp dụng các bài thuốc dân gian dưới đây.









Một số bài thuốc dân gian trị bệnh tổ đỉa hiệu quả

  • Chữa bệnh tổ đỉa bằng muối: Người bệnh sử dụng một nắm muối hạt to, rang nóng. Để chờ cho ấm thì dùng để chà xát nhẹ nhàng lên những vị trí da bị bệnh. Thực hiện cho đến khi muối nguội thì lau sạch da, sử dụng mẹo dân gian này 2 hoặc 3 lần trong ngày để giúp làm giảm các mụn nước do tổ đỉa.
  • Bài thuốc từ lá lốt: Đây là loại lá vốn nổi tiếng với khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và làm liền sẹo nhanh. Chính vì vậy, lá lốt được dùng rất nhiều để chữa trị các bệnh ngoài da như tổ đỉa, vảy nến, mề đay,… Bệnh nhân lấy 10-12 lá lốt tươi, rửa sạch rồi ngâm nước muối. Thái nhỏ sau đó cho vào xay nhuyễn, pha với 30ml nước ấm và lọc lấy nước uống hàng ngày.
  • Trị bệnh tổ đỉa bằng tỏi: Tỏi cũng chứa rất nhiều chất sát khuẩn, tiêu viêm cùng các chất làm ức chế hoạt động của nấm. Những bài thuốc chữa tổ đỉa từ tỏi thường rất dễ làm và dễ uống. Tỏi bóc sạch rồi ngâm cùng với 300ml rượu trắng. Để khoảng 7 ngày khi thấy rượu đổi màu có thể lấy ra dùng để rửa vết thương, bã tỏi đắp lên vết da bị tổ đỉa khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước. Áp dụng bài thuốc này ngày một lần trước khi đi ngủ là tốt nhất.
Một số điều cần lưu ý trong quá trình điều trị bệnh tổ đỉa:
  • Tìm ra chính xác nguyên nhân gây dị ứng để tránh tiếp xúc trở lại.
  • Người bệnh không tự ý cạy vảy, chọc mủ.
  • Nên vệ sinh vùng da bệnh nhẹ nhàng, không cào gãi, chà xát mạnh để tránh bội nhiễm vi khuẩn thứ phát.
  • Người bị bệnh tổ đỉa không ngâm tay, chân hoặc tiếp xúc với nước quá nhiều lần để tránh tạo môi trường thích hợp cho nấm mốc hoặc vi khuẩn phát triển.
  • Tránh tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa. Nếu bắt buộc phải làm thì cần đeo găng tay bảo vệ.
  • Cắt sạch móng tay, chân, giữ tay và chân sạch sẽ, khô ráo.

Chữa tổ đỉa bằng liệu pháp đông y toàn diện

Theo quan niệm đông y, căn nguyên gây ra tổ đỉa là do độc tà kết hợp với phong thấp sinh ra bệnh. Muốn điều trị dứt điểm cần phải tuân thủ theo nguyên tắc loại bỏ độc tố từ bên trong, kháng khuẩn, làm sạch da ở bên ngoài và tăng cường hàng rào bảo vệ tránh triệu chứng quay lại.










Ngưu Bì Giải Độc Ẩm – Giải pháp đánh bay tổ đỉa

Tuân thủ theo nguyên lý này, phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường đã nghiên cứu và cho ra đời phác đồ điều trị tổ đỉa toàn diện, bao gồm:
  • Thuốc uống: Gia giảm từ các dược liệu quý hiếm như Kim ngân hoa, Kinh giới, Ké đầu ngựa, Hoàng Liên, Ngưu bảng từ, hoàng cầm,… mang lại tác dụng đào thải độc khí cư chú tại lớp biểu bì, tay chân. Đồng thời bồi bổ gan, thận, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Thuốc ngâm: Các thảo dược được tán nhuyễn thành bột, được sử dụng để vệ sinh vùng da bị bệnh giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, sưng phồng.
  • Kem bôi da: Hạn chế sự phát triển của các mụn nước, tăng cường hàng rào bảo vệ vết thương, làm khô và phục hồi vùng da bị viêm nhanh chóng.









Thành phần dược liệu chính có trong Ngưu Bì Giải Độc Ẩm

Liệu trình điều trị tổ đỉa của Ngưu Bì Giải Độc Ẩm:
  • 3-5 ngày đầu: Cơ thể đào thải độc tố, các tác nhân phong, thấp, nhiệt được loại bỏ.
  • 5-10 ngày tiếp theo: Tinh chất của thuốc ngâm và thuốc bôi bắt đầu phát huy tác dụng giúp loại bỏ triệu chứng rõ rệt.
  • Sau 1 tháng: Triệu chứng bệnh được kiểm soát hoàn toàn, cơ địa ổn định, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn tái phát sau nhiều năm.
Bấm để được chuyên gia nhà thuốc tư vấn trực tiếp!
Mình tên: Đinh Bá Tường

Chào mừng bạn đã đến với blog của mình, blog chuyên cung cấp các bài viết bổ ích và miễn phí. Điều đặc biệt ở đây luôn cập nhật các bài viết về sức khỏe, đời sống, ăn uống, sinh hoạt, hoạt đông, thể dục với mục đích có lợi tốt nhất cho sức khỏe của bạn cũng như cộng đồng người Việt Nam.

Trang mạng xã hội: Twitter | Facebook | Google Plus

NHẬN XÉT CỦA BẠN